Đối với Hội đồng quản trị và Ban Điều hành của SCB

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 72 - 73)

- Hội đồng quản trị và Ban điều hành SCB cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị rủi ro của hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng.

- Thành lập ban nghiên cứu để xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng riêng cho SCB và triển khai các giải pháp nêu trên.

- Có văn bản gởi Ngân hàng Nhà nước kiến nghị theo các nội dung đề xuất trên.

- Không nên mở rộng chi nhánh ồ ạc khi chưa chuẩn bị đầy đủ nhân sự, đặc biệt là nhân sự cho hoạt động tín dụng.

KẾT LUẬN

Qua đề tài nghiên cứu cho thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong công tác cho vay dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại SCB nói riêng. Để thực hiện việc này có rất nhiều giải pháp khác nhau. Theo tôi, SCB muốn nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư thì cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Tổ chức lại mô hình hoạt động và quản lý rủi ro tín dụng - Chú trọng đến công tác nhân sự trong hoạt động tín dụng

- Cải tiến “kỹ thuật nghiệp vu”ï của công tác cho vay dự án đầu tư

- Chú trọng đến việc thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động tín dụng nói chung và công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư nói riêng.

- Ưùng dụng công cụ phái sinh vào công tác quản trị rủi ro tín dụng

Những giải pháp nêu ra trong luận văn là một số trong nhiều giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại SCB. Do hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu trong một Ngân hàng TMCP nhỏ nên nội dung luận án còn nhiều thiếu sót. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn đối với từng giải pháp, đặc biệt là ứng dụng công cụ phái sinh vào công tác quản trị rủi ro tín dụng./..

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 72 - 73)