Xây dựng cẩm nang quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 63 - 66)

Cẩm nang về quản trị rủi ro là một tài liệu không thể thiếu đối với công tác quản trị rủi ro của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào; đặc biệt là hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại SCB vẫn chưa xây dựng cho mình cẩm nang quản trị rủi ro. Theo tôi, SCB cần thiết phải xây dựng cho mình một cẩm nang quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:

¾ Cách thức xây dựng và sử dụng

Cẩm nang tín dụng phải được quản lý bằng một phần mềm tin học và được những người làm công tác tín dụng khai thác trực tuyến thông qua mạng thông tin nội bộ. Cẩm nang này không phải là một dữ liệu chết mà nó luôn được sửa đổi, cập nhật bởi một bộ phận có trách nhiệm.

¾ Các nội dung của cẩm nang quản trị rủi ro tín dụng Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng:

- Ngân hàng phải xác định được mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận được có cân đối giữa lợi nhuận và mức độ rủi ro.

- Ngân hàng phải quản lý được những “rủi ro cho phép” mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó.

- Trong các “rủi ro cho phép”, ngân hàng phải đảm bảo rằng chúng độc lập tương đối với nhau.

- SCB chỉ nên chấp nhận các rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp.

- Giá trị thiệt hại từ những khoản rủi ro phải phù hợp với phần vốn mà ngân hàng trích dự phòng.

- Chi phí mà ngân hàng bỏ ra để điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra phải thấp hơn giá trị thiệt hại do rủi ro gây ra.

- Khi cho vay dự án đầu tư có thời gian càng dài thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục

đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.

- Ngân hàng phải có đầy đủ các hệ thống để đo lường và kiểm soát các rủi ro liên quan đến cho vay đầu tư dự án.

- Hệ thống quản lý rủi ro cần phải dựa trên những tiêu chí chung của chiến lược và chính sách phát triển cho vay dự án đầu tư.

- Ngân hàng phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình đã có đủ kiến thức để quản lý rủi ro trong cho vay dự án đầu tư.

Quy chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh tín dụng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn chủ trương thực hiện nghiêm các quy chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh tín dụng, thông qua đội ngũ nhân viên; cán bộ trực tiếp điều hành tác nghiệp cho vay đối với khách hàng. Quy chuẩn này thể hiện ở các nội dung sau:

- Hiểu và chấp hành đúng đắn, đầy đủ nội dung chính sách tín dụng của ngân hàng; nghiêm chỉnh thực thi những quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ tín dụng; tận tình truyền đạt, hướng dẫn khách hàng nắm vững và cùng thực hiện đúng chính sách, quy chế, quy trình tín dụng với tư cách là một chủ thể trong quan hệ tín dụng.

- Tuyệt đối không được vụ lợi cá nhân, lợi dụng quan hệ tín dụng với khách hàng để vòi vĩnh, kiếm chác quà cáp và tệ hại hơn nữa là đặt điều kiện để nhận hối lộ từ người vay dưới mọi hình thức, trực tiếp hay gián tiếp; dẫn đến hậu quả là làm sai lệch việc đánh giá thẩm định dự án đầu tư tín dụng do tiêu cực chi phối.

- Có thể không có động cơ vụ lợi cá nhân trong quan hệ với khách hàng nhưng thái độ làm việc qua loa, thiếu sâu sát, lười đi cơ sở để thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của quy chế cho vay; dẫn tới hậu quả chất

lượng đầu tư tín dụng thấp kém; cho vay không thu hồi được nợ. Đây cũng là hành vi trái với quy chuẩn đạo đức tín dụng cần phải nghiêm cấm.

- Che dấu những sai trái, tình hình bất lợi gây tiềm ẩn rủi ro tín dụng; không báo cáo đầy đủ và kịp thời về những phát sinh tiêu cực của khách hàng cho lãnh đạo ngân hàng để có giải pháp thích hợp thu hồi, bảo toàn vốn. Đây cũng là vi phạm nghiêm trọng về quy chuẩn đạo đức tín dụng.

- Quan hệ ứng xử với khách hàng vay vốn theo tư tưởng “xin – cho”; xử lý công việc không được khẩn trương; gây phiền hà đối với khách hàng; đi ngược lại với phương châm “Ngân hàng TMCP Sài Gòn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”. Đây cũng chính là điều trái với quy chuẩn đạo đức tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Một số nội dung chủ yếu khác

- Phương thức xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong các sản phẩm tín dụng của SCB

- Kỹ thuật kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc nhận biết rủi ro tín dụng

- Mô tả hệ thống tính điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro.

- Chức năng của công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng

- Các bài học rút ra từ thực tiễn của hoạt động tín dụng để tham khảo và rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 63 - 66)