Điều chỉnh cơ cấu cho vay dự án đầu tư và thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 62 - 63)

dụng của Hội đồng quản trị

Theo nội dung trình bày trong phần các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, chính sách tín dụng là một trong những giải pháp giúp họat động tín dụng phát triển đúng hướng nhằm hạn chế rủi tín dụng. SCB tuy có xây dựng

chính sách tín dụng nhưng thực tế họat động không đúng theo chính sách tín dụng. Vì thế, chính sách tín dụng của SCB chưa phát huy được tác dụng. Để thực thi chính sách tín dụng và điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ theo hướng giảm thiểu rủi ro cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh các họat động, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu như: thiết lập thêm các đại lý của SCB tại nước ngoài; xin gia nhập hệ thống SWIFT để thực hiện việc thanh toán xuất nhập khẩu trực tiếp mà không phải thực hiện qua Vietcombank và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển như hiện nay; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

- Chấp nhận lợi nhuận thấp, giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng vay vốn thuộc định hướng phát triển tín dụng của SCB. Mức lãi suất cho vay phải bằng hoặc cao hơn không quá 0,05%/tháng so với mức lãi suất bình quân của các ngân hàng quốc doanh trên địa bàn.

- Tăng lãi suất cho vay đối với các ngành có khả năng xảy ra tình trạng tập trung tín dụng như: kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Lãi suất tối thiểu áp dụng đối với các ngành nghề này phải cao hơn 0,15%/tháng so với các ngành thuộc định hướng phát triển tín dụng của SCB.

- Một trong những giải pháp vừa hạn chế tình trạng tập trung tín dụng vừa đảm bảo an toàn cho việc thu hồi nợ vay khi cho vay dự án đầu tư chính là nâng cao tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án của chủ đầu tư. Thông thường khi cho vay một dự án, SCB yêu cầu khách hàng vay phải có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng giá trị đầu tư. Theo tôi, SCB cần giữ nguyên tỷ lệ này đối với các dự án thuộc các ngành SCB khuyến khích đầu tư và nâng tỷ lệ này lên 40% đối với các ngành cần hạn chế đầu tư thêm như kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 62 - 63)