ĐÁNH GIÁ CHUNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN BẢO YÊN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Trang 35 - 38)

1. Những kết quả, nguyên nhân đạt được

Thực hiện công cuộc đổi mới mục tiêu chiến lược hết sức lớn của Đảng và Nhà nước luôn luôn xem kinh tế nông nghiệp, nông thôn là ưu tiên số một (80% dân số sống ở nông thôn), trong những năm qua huyện Bảo Yên đã có bước tăng trưởng và phát triển, song sự tăng trưởng còn ở mức thấp, GDP bình quân đầu người năm 2006 mới đạt 5.728 triệu đồng/người, so với năm 2004 tăng 1,58triệu đồng (38,1%) nhìn chung mức tăng trưởng thấp. Nông lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm phong phú đa dạng hơn; kinh tế nông nghiệp phát triển tương đối bền vững đã thu hẹp khoảng cách giữa các hộ khá, hộ giàu so với hộ nghèo, cơ bản không còn hộ đói, giảm thiểu hộ nghèo. Chăn nuôi phát triển khá, lâm nghiệp và trồng rừng được quan tâm, tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%, không còn nạn đốt phá rừng làm nương rẫy. Cơ sở hạ tầng được đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, trong đó đáng kể nhất là đường giao thông, điện lưới quốc gia, thuỷ lợi. Đi liền với tăng trường kinh tế thì nghĩa vụ của nhân dân với Nhà nước đều hoàn thành chỉ tiêu giao. Thu ngân sách đạt còn thấp, mới đảm bảo được gần 20% nhu cầu chi thường xuyên của ngân sách huyện. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang từng bước thay đổi chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hóa, có sự thay đổi về tỷ trọng trong nội bộ ngành nông nghiệp đó là ngành chăn nuôi ngày càng phát triển

nhanh, chiếm tỷ trọng tăng dần so với ngành trồng trọt, gia súc, gia cầm phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Trong ngành trồng trọt cơ cấu hàng năm có xu hướng giám dần song giá trị sản phẩm hàng năm lại tăng lên. Với ngành chăn nuôi với xu hướng cơ cấu ngành tăng, giá trị sản phẩm cũng tăng năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu dịch vụ nông nghiệp dù chậm nhưng xu hướng tăng dần. Điều đó chứng tỏ là nhờ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, có một cơ cấu chuyển dịch hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa ngành, đa sản phẩm hàng hóa, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.

Từ việc chuyển dịch cơ cấu mà thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năng suất các loại cây trồng tăng, giải quyết được số lớn lao động thiếu việc làm. Việc chuyển dịch và đổi mới cơ cấu kinh tế cùng các chính sách ưu đãi của Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế và cải thiện đời sống qua đó phúc lợi xã hội cũng được nâng lên như công tác giáo dục, y tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng, số lượng và chất lượng được nâng lên từ đó thị trường tiêu thụ cũng được vươn rộng từ phạm vi xã tới huyện, tỉnh cũng như trong nước, ngoài nước.

2. Những tồn tại yếu kém và nguyên nhân2.1. Những tồn tại, yếu kém 2.1. Những tồn tại, yếu kém

Nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản phẩm nông nghiệp “Được mùa thì mất gía, mất mùa thì được giá”; đây làbài toán cần tìm ra lời giải không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện Bảo Yên mà trong cả nước để giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất không lo sản phẩm làm ra không tiêu thu được.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm, cơ cấu nông lâm nghiệp (chiếm 58%) tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc, hạn chế trong việc phát huy yếu tố nội lực, kinh tế hàng hóa qui mô còn nhỏ bé, việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư còn khó khăn; Trong nông nghiệp chủ yếu vẫn là cây lương thực, trong cây lương thực chủ yếu là cây lúa, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông, lâm nghiệp chưa cao, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh, chưa khai thác hết lợi thế của huyện; Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm.

- Một bộ phận nhân dân còn ảnh hưởng tư duy thời bao cấp, còn tính trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước như chính sách trợ giá trợ cước; chậm đổi mới để vươn lên, trình độ văn hóa, nhận thức có mức độ, còn tư tưởng bằng lòng với hiện tại.

- Là huyện miền núi thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc nhưng hàng năm tốc độ tăng bình quân còn chậm (4,84%), tiềm năng này vẫn chưa được khai thác; nhiều hộ gia đình vẫn chưa có trâu bò dù điều kiện chăn thả thuận lợi với đàn đại gia súc dẫn đến thiếu sức cày kéo, thiếu sản phẩm phụ, nguồn phân bón . Chưa hình thành tiểu vùng chuyên môn hóa của huyện, sản xuất của các vùng và tiểu vùng rất phân tán. Việc nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả chưa được đẩy mạnh.

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ruộng đất còn manh mún, nhỏ lẻ. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu, mức độ đầu tư chưa thỏa đáng, tính toán thiết kế tưới tiêu hiệu quả còn thấp, phần lớn kênh mương còn tạm thời do nhân dân tự tạo, việc quản lí khai thác công trình thuỷ lợi chưa tốt, thiếu nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp, mặt khác ý thức khai thác sử dụng của người dân còn tình trạng “Cha chung không ai khóc”, nên phát huy hiệu quả còn hạn chế. Việc bố trí vốn đầu tư các công trình còn dàn trải đầu tư thiếu trọng điểm cũng là yếu tố ảnh hưởng giám năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động không cao.

- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu sản phẩm thô, dẫn tới vào thời vụ thì ế thừa, trái vụ lại thiếu hụt, mặt khác không có khả năng cạnh tranh. Chăn nuôi là thế mạnh nhưng phát triển chưa tương xứng với qui mô, trồng trọt chưa kết hợp tận dụng sản phẩm phụ của chăn nuôi do đó còn lãng phí, không có hàng nông sản chất lượng cao phục vụ thị trường. Công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn ở trình độ thấp.

- Trình độ cán bộ quản lý, nhất là lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nông thôn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng khi thực hiện các chương trình kinh tế trọng tâm về nông nghiệp, cán bộ cơ sở chỉ thực hiện theo chỉ dẫn chứ chưa nghiên cứu đề xuất giải pháp để phù hợp thực tế địa phương phù hợp tiềm năng, thế mạnh, vẫn tình trạng thực hiện chung, lúng túng chưa cụ thể khi lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả.

2.2. Nguyên nhân tồn tại.

- Thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản. Hệ thống kênh mương, thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện còn chưa được phát triển, nhiều công trình đã xuống cấp, chưa tạo được môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa.

- Tình trạng lao động thiếu việc làm còn nhiều, khi hết mùa vụ lãng phí lao động nông nhàn, vẫn còn nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, làm cho thu nhập của xã hội giảm, bên cạnh đó tỷ lệ sinh còn cao, đội ngũ cán bộ nhất là

cán bộ quản lý tổ chức và chuyên môn chuyên sâu về nông nghiệp còn thiếu và trình độ năng lực thấp, chưa nắm vững kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp, các mô hình trình diễn, các dự án thí điểm còn quá ít dẫn đến người dân khi chưa được “mục sở thị” nên chất lượng lao động nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa.

- Thị trường tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh lân cận còn nhỏ bé, nhu cầu nông sản phẩm chế biến có nhưng không được đáp ứng. Chưa có cơ chế, giải pháp thích hợp để kích cầu, phát triển các làng nghề truyền thống như mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, thêu dệt thổ cẩm… Thị trường nông nghiệp kém phát triển là yếu tố cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bởi vì thị trường đầu vào và đầu ra hoạt động chưa nhịp nhàng kém hiệu quả.

- Trình trạng phá rừng vẫn xảy ra, tài nguyên rừng cạn kiệt, hạn hán, lũ lụt bất thường dẫn đến đất đai bị bạc màu, sói mòn, gây sạt lở ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp…

- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất còn gặp nhiều trở ngại như: ruộng đất manh mún, đồi núi, trình độ dân trí thấp, do đó sức mua tiêu dùng thấp ảnh hướng đến lượng tiêu thụ của thị trường. Chưa hình thành các trạm trại giống nghiên cứu ứng dụng để chủ động giống có chất lượng cung ứng các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng được nhu cầu người sản xuất.

- Các cơ chế thủ tục hành chính cho dù cơ chế “một cửa” đã đi vào hoạt động 2 năm nhưng vẫn còn rườm ra, phức tạp. Chưa thu hút được sự đầu tư từ bên ngoài vào lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI. CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Trang 35 - 38)