Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Trang 43 - 44)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CA

1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá

hướng chuyên môn hoá

Quy hoạch nông nghiệp là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của huyện, tạo tiền đề cho việc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp, có căn cứ khoa học “Trong phát triển kinh tế nông nghiệp phải có kế hoạch vì nó chính là một công cụ chủ yếu có vai trò rất quan trọng, bởi vì nó hỗ trợ cho Nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên hạn chế và đối phó với tính không chắc chăn của môi trường; công cụ kế hoạch mở ra khả năng to lớn để Nhà nước quản lý có kế hoạch toàn bộ nền kinh tế quốc dân vì bao hàm trong kế hoạch có chiến lược phát triển kinh tế và qui hoạch phát triển” (1).

Sản xuất nông nghiệp ở Bảo Yên trong những năm qua do nhu cầu thị trường và thực tế sản xuất trên địa bàn huyện đã hình thành các trang trại sản xuất một số cây trồng vật nuôi hàng hóa mà trước đây chưa đề cập đến như cây nguyên liệu giấy, cây mây, cây xoài, trâu thịt. Mặt khác những năm qua có nhiều tiến bộ về giống cây trồng vật nuôi các mô hình đa dạng hóa cây trồng v.v… đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp do đó cần rà soát hoàn chỉnh qui hoạch đất đai cấp xã và toàn huyện.

Thực hiện Nghị quyết số 04NQ/HU ngày 16/6/2006 khoá XIII nhiệm kỳ (2005 - 2010) của Huyện uỷ Bảo Yên về việc tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2010. Thực hiện chủ trương trên và để góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong phần phương hướng đã đề cập cần tiến hành điều tra, bổ sung nắm vững nguồn lực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp và qui hoạch bố trí lại các ngành sản xuất trong nông nghiệp, trong đó tập trung qui hoạch các vùng sản xuất cây trồng vật nuôi có tính chiến lược của huyện theo hướng tập trung chuyên môn hóa để tạo ra sản xuất hàng hóa.Trong đó tập trung vào một số đề án.

- Đè án “ Thâm canh tăng vụ giai đoạn 2006 – 2010”. Tổng diện tích lúa nước hiện nay có 2.084ha, hàng năm đã có 1.650ha lúa và 1.570 ha ngô thâm canh. Mục tiêu sản xuất tăng vụ từ 750 – 800ha ( 40% diện tích lúa nước) chuyển dịch cơ cấu cây trồng và bố trí hợp lý, đưa giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác từ 13 triệu đồng lên 20 triệu đồng vào năm 2010. Quy hoạch vùng sản xuất tập trung như đậu tương 151ha ở xã Kim Sơn , Cam Cọn, Bảo Hà , Nghĩa Đô, Vĩnh Yên. V ùng sản xuất Khoai tây, khoai lang

(1) Giáo trình quản lý học KTQD I, trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2001, trang 305.

340ha ở xã Lương Sơn, Tân Dương, Long Khánh Nghĩa Đô, Bảo Hà. Vùng rau các loại 280ha ở xã Bảo Hà, Nghĩa Đô, TT Phố Ràng, Yên Sơn, Lương Sơn, Vĩnh Yên . Thực hiện đề án sẽ tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích canh tác( thu nhập 10 – 15 triệu đồng / 1 ha ). Tạo được tập quán sản xuất vụ đông để dần đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm.

- Đề án “ Phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010” . Diện tích rừng đến 2006 là 37.300ha: Diện tích có khả năng phát triển rừng 26.080ha ( chiếm 31,6% diện tích tự nhiên) quy mô đề án trồng mới 3.799 ha. Khoanh nuôi tái sinh làm giầu rừng 2.421ha; đến 2010 diện tích có rừng 41.25 ha đạt tỷ lệ độ che phủ 50%. Giá trị lâm nghiệp đạt 150 tỷ đồng vào năm 2010, từng bước chuyển 30 -40% lao động nông thôn sang kinh doanh nghề rừng( từ 7000-10.000 lao động). Hàng năm cung cấp 50 tấn tre, vầu, nứa và 20 nghìn m3 gỗ các loại phục vụ chế biến tại các cơ sở biến tiểu thủ công nghiệp của huyện .

- Đề án “ Bảo tồn và phát triển đàn trâu huyện Bảo Yên”. Quy mô phát triển 18/18xã, thị trấn nhằm điều tra khảo sát, bình tuyển đàn trâu sinh sản; chọn lựa trâu đực giống, nhà nước hỗ trợ 80%, dân đóng góp 20% như ( chuồng trại, chăn dắt, chăm sóc). Mục tiêu chọn lọc trâu đực giống tốt trọng lượng > 450 Kg/con; Chọn trâu cái sinh sản có trọng lượng > 350 kg/ con để phối giống ( bình quân 1 trâu đực trên 20 trâu cái sinh sản) hàng năm tỷ lệ tăng đàn đạt ít nhất 4%, nâng cao trọng lượng trâu sơ sinh bình quân 1,0 đến 2kg/con nhằm góp phần tăng nhanh sản phẩm, nâng cao tầm vóc đàn trâu và sản lượng thịt. Đến 2010 đạt 24.000 con, hàng năm bán ra ngoài tỉnh từ 1800 – 2000 con, giá trị bán ra 14 – 17 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w