Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Trang 52 - 54)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CA

10.Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương

đoàn thể tại địa phương

Cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể có vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Cấp uỷ Đảng và chính quyền ở địa phương phải đưa ra được những định hướng chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phân vùng sản xuất, định hướng sản xuất các nghề tiểu thủ công nghiệp… phù hợp với địa phương. Để thực hiện được các chủ trương, quyết định đó góp phần không nhỏ đó là các tổ chức đoàn thể, tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nông dân thực hiện và đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền vào cuộc sống. Huyện Bảo Yên tỷ lệ ngươi dân tộc thiểu số chiếm 77,2% dân số toàn huyện, trình độ dân trí hạn chế, do đó việc tổ chức triển khai và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, dự án kinh tế trọng tâm đến người dân thì vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành phải trực tiếp cầm tay chỉ việc với phương châm “ nói cho dân hiểu, làm cho dân tin” và khi người dân tai nghe mắt thấy thực tế kết quả thì chủ trương chuyển dịch CCKT dễ dàng và thuận lợi.

(1) Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp : TS Chu Tiến Quang, NXB chính trị quốc gia Hà Nội - 2004, trang 239.

11. Sự liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp.

Để thực hiện việc chuyển dịch CCKT mang lại hiệu quả cao cần có sự liên kết chặt chẽ, trong đó Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo điều hành. Nhà nông với vai trò là nơi cung cấp sản phẩm nông nghiệp ra thị trường. Nhà khoa học giữ vai trò cung ứng chuyển giao khoa học công nghệ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nhà doanh nghiệp đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

III. KIẾN NGHỊ

Để góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trong những năm tới, vận dụng tri thức và kiến thức đã được học tập, nghiên cứu, những vấn đề thực tiễn của nền nông nghiệp huyện Bảo Yên trong những năm qua. Sau thời gian thực tập tôt nghiệp em xin có một số đề nghị, kiến nghị như sau :

1. Nhà nước:

- Đề nghị Trung ương, tiến hành đồng thời các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thon, ưu tiên các dự án huy động vốn trong nước và nước ngoài để đầu tư vào sản phẩm chủ yếu, công nghệ chế biến nông lâm sản.

2. Tỉnh:

- Mở rộng quan hệ thị trường, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát huy thế mạnh của địa phương.

- Quan tâm, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, nhằm nâng cao tay nghề và đưa nghề mới vào để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Trong đõ hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người nông dân.

- Cần xây dựng quy hoạch, đề án chiến lược phát triển cụ thể phù hợp với từng ngành, từng khu vực, từng giai đoạn. Trong quá trình thực hiện phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh, huyện, xã, thôn tránh tình trạng mạnh ai ấy làm. Có cơ chế và chính sách khuyến khích việc tập trung, tích tụ ruộng đất.

3. Huyện:

- Đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở, nhất là tại thôn bản phải được bố trí sắp xếp, đào tạo cơ bản, có chế độ phụ cấp phù hợp để động viên,

khuyến khích. Đồng thời có quy hoạch bố trí kế cận làm cán bộ xã lâu dài. Công tác khuyến nông phải được tổ chức lại để phát huy chức năng, nhiệm vụ của mình là đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản làm cơ sở cho kế hoạch hoá và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Huy động nguồn lực xây dựng một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn huyện góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và xuất khẩu như chế biến măng bát độ, chế biến chè, chế biến nước hoa quả như cam, quýt, chế biến bột giấy…

- Bố trí tạo điều kiện tổ chức các đoàn cán bộ, hội viên ở cơ sở nông thôn đi tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm, mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong và ngoài tỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương để áp dụng và nhân ra diện rộng.

Bảo Yên, ngày 15 tháng 01 năm 2007

SINH VIÊN VIẾT BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Trang 52 - 54)