Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Trang 48 - 49)

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CA

5.Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Lịch sử sản xuất nông nghiệp ở thế giới nói chung, ở nước ta nói riêng cho thấy phải đặc biệt quan tâm việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng khối lượng sản phẩm nông nghiệp và làm thay đổi phương thức canh tác. Để thực hiện phát triển các loại cây trồng, vật nuôi như phần phương hướng đã đề cập, giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng là phải tổ chức làm tốt việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa nhanh những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, địa lý của huyện áp dụng mô hình “ 3 giảm, 3 tăng” có hiệu quả, đưa một số giống mới nhằm thay đổi hẳn năng xuất, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật canh tác trên đất dốc theo hướng nông - lâm kết hợp, cụ thể cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau :

“Chuyển sản xuất lương thực từ số lượng sang chất lượng gắn với thâm canh và gieo trồng giống lúa ngô chất lượng cao để nâng giá trị của một đơn vị sản phẩm (lúa, ngô) lên gấp 2 đến 3 lần hiện nay, góp phần giảm chi phí vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm” (2). Sử dụng triệt để giống ngô cao sản (Bioxit, 3Q, ...), đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn, khoai tây, cây ăn quả có múi chất lượng cao (quýt, cam sành); đặc biệt là giống lúa Hương thơm số 1, Sén cù… Mở rộng mô hình hệ thống canh tác mới để thực hiện đa dạng hóa cây trồng, tăng nông sản hàng hóa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Chuyển chăn nuôi từ tự cấp tự túc sang chăn nuôi hàng hóa theo quy mô trang trại (chủ yếu là đại gia súc như trâu, bò, dê hàng hóa) gắn với việc trồng cỏ voi, cỏ Ghi Nê , cỏ Pangola, khoanh vùng và thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch trên đàn gia súc, đồng thời phải đảm bảo được giống vật nuôi, nhằm đưa chăn nuôi trở thành sản xuất chính chiếm tỷ trọng 30% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vào năm 2010. Từng bước áp dụng phương thức chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp trong hộ gia đình, xây dựng các bể chữa Biôga để tận thu sản phẩm phụ trong chăn nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái, tăng nhanh sản phẩm chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đầu tư giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của huyện. Hỗ trợ một phần cây cơ giống, máy chế biến nông sản quy mô hộ gia đình, làng bản như chế biến chè, thức ăn gia súc, hoa quả tươi, các sản phẩm từ lúa, ngô ... để giải quyết việc là, tạo sản phẩm hàng hoá cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Trang 48 - 49)