Quá trình trích li: 3.1 Bản chất:

Một phần của tài liệu Cơ sở kỹ thuật thực phẩm (Trang 39 - 40)

3.1. Bản chất:

Trích li là sự rút chất hịa tan trong chất lỏng hay chất rắn bằng một chất hịa tan khác (gọi là dung mơi) nhờ quá trình khuyếch tán giữa các chất cĩ nồng độ khác nhau.

Trích li chất hịa tan trong chất lỏng gọi là trích li lỏng, cịn trích li chất hịa tan trong chất rắn là trích li rắn.

3.2. Phạm vi sử dụng của quá trình:

- Khai thác: đây là mục đích chủ yếu, phổ biến là trích li các nguyên liệu dạng rắn như hạt dầu, các nguyên liệu tinh dầu như lá, rễ, cây, hoa hoặc quả. Trích li các loại củ như củ

cải đường, trích li mía (một phần).Cũng với mục đích này cĩ thể phối hợp với quá trình khác để nâng cao hiệu suất thu sản phẩm, ví dụ phối hợp với quá trình ép.

- Chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo. Ví dụ ngâm các loại hạt (ngơ, thĩc, đậu...) trước khi chế biến, ngâm các loại củ (sắn, khoai...) làm yếu các liên kết trong vật liệu đồng thời trích li một số phần tử vào dung mơi ngâm như HCN..

- Thu nhận sản phẩm: như tách penicilin từ dung dịch lên men, sản xuất nước chấm bằng phương pháp ủ ẩm - trích li, trích li trong quá trình sản xuất cà phê tan, trích li khi ngâm quả, ngâm tẩm các loại thuốc bổ và thuốc chữa bệnh...

3.3. Vật liệu, biến đổi của vật liệu và sản phẩm của quá trình:

* Vật liệu:

Vật liệu là hỗn hợp lỏng - lỏng hoặc hỗn hợp rắn - lỏng cộng với một dung mơi hoặc tập hợp một số dung mơi.

Dung mơi là pha cĩ nồng độ thấp và cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Phải cĩ tính hịa tan chọn lọc, tức là hịa tan tốt các chất cần tách mà khơng được hịa tan hoặc hịa tan rất ít các chất khác. Đây là tính chất rất cơ bản, khơng thể thiếu được.

- Khơng cĩ tác dụng hĩa học với các cấu tử của dung dịch.

- Nếu trích li lỏng yêu cầu khối lượng riêng (ρ) của dung mơi khác xa với ρ của dung dịch. Tất nhiên cũng cĩ loại thiết bị trích li dung dịch cĩ ρ rất gần nhau.

- Khơng phá hủy thiết bị.

- Khơng bị biến đổi thành phần khi bảo quản.

- Khơng độc khi thao tác, khơng tạo hỗn hợp nổ với khơng khí và phải khĩ cháy. - Rẻ tiền, dễ kiếm.

- Sau khi tách khơng để mùi vị lạ và khơng gây độc cho sản phẩm (tách bằng chưng cất hoặc sấy).

Trong thực phẩm thường dùng các dung mơi như nước (trích li củ cải đường, trích li đường trong mía...), dung dịch nước đường (ngâm các loại quả), nước muối (trích li trong sản xuất nước chấm), trong sản xuất dầu thực phẩm cĩ thể dùng các loại dung mơi như xăng, propan, benzen, rượu, freon 12...

* Biến đổi của vật liệu:

Một phần của tài liệu Cơ sở kỹ thuật thực phẩm (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)