Hoàn thiện về vấn đề trích lập dự phòng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM & DV Việt Lâm (Trang 75 - 80)

- Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu

BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHHTM & DV VIỆT LÂM.

3.4.5. Hoàn thiện về vấn đề trích lập dự phòng.

Công ty cần hoàn thiện 2 vấn đề sau đây.

Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty TNHH TM & DV Việt Lâm không có các tài khoản về Dự phòng. Công ty cần bổ sung thêm 1 số Tài khoản liên quan đến việc trích lập dự phòng. Cụ thể:

- TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi

- TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

* Tiến hành trích lập dự phòng:

Tiếp đó là công ty cần tiến hành trích lập các khoản dự phòng, nhất là dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho tồn kho.

Lập dự phòng phải thu khó đòi: Công ty cần trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

- Do phương thức bán hàng thực tế tại Công ty có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng. Bên cạnh đó, đôi khi việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp.

- Vì vậy, Công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

- Để tính toán mức dự phòng phải thu khó đòi, Công ty cần đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm, trên cơ sở số thực nợ và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra mức dự phòng nợ thất thu.

Theo quy định của Bộ Tài Chính dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập vào chi phí quản lý tối đa không quá 20% tổng số nợ phải thu của công ty không bị lỗ khi lập dự phòng.

Mức trích lập dự phòng có thể xác định bằng 1 trong 2 cách sau: + Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu:

Số dự phòng phải thu cần lập cho năm tới =

Tổng số doanh thu bán chịu x

Tỷ lệ phải thu khó đòi

+ Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ Số dự phòng phải thu cần

lập cho niên độ tới của khách hàng đáng ngờ A

=

Số phải thu của khách hàng đáng ngờ A

x

Tỷ lệ ước tính khoản không thu được ở khách

hàng đáng ngờ A

- Đối với các khoản nợ thất thu, sau khi xóa khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán Công ty một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác phải theo dõi ở TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý.

- Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 139 "Dự phòng phải thu khó đòi".

- Trình tự hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi như sau:

+ Trường hợp ở cuối niên độ kế toán lập dự phòng hoặc dự phòng năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước, số chênh lệch sẽ được trích lập thêm:

Nợ TK 642: Chi phí QLDN

Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi

+ Trường hợp số dự phòng đã trích lớn hơn số dự phòng phải trích ta tiến hành hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 139: Dự phòng giảm giá HTK Có TK 642: Chi phí QLDN.

Ví dụ: Ngày 31/12/2008, Kế toán công ty tập hợp được số liệu sau: Khách hàng đáng ngờ A có số nợ là 456.000.000đ

Tỷ lệ ước tính khoản thu được ở khách hàng đáng ngờ A là 20% (tức 91.200.000đ)

Số dự phòng phải thu cần lập cho niên độ tới của khách hàng đáng ngờ A sẽ là: 456.000.000 x 80% = 364.800.000đ

Nợ TK 642 364.800.000 Có TK 139 364.800.000

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Công ty cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Do hình thức kinh doanh thực tế tại Công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Việc này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hóa trong kho. Vì vậy, Công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị giảm xuống thấp hơn với giá trị sổ của kế toán của hàng tồn kho. Cuối kỳ, nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán tiến hành trích lập dự phòng.

- Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Công ty bù đắp các thiệt hại thực tế do hàng hóa tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh trị giá thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Công ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của Công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

- Theo chế độ hiện hành thì việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được diễn ra vào thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.

Cuối năm tài chính phải căn cứ vào dự kiến giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12 năm dương lịch, tính toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. So sánh với dự phòng đã trích lập ở cuối những năm trước, xác định số chênh lệch phải lập thêm hay giảm đi. Việc lập dự phòng được lập cho từng loại hàng hoá.

Số dự phòng cần trích lập được xác định như sau: Số dự phòng HTK cần trích lập cho năm N+1 = Số lượng HTK ngày 31/12/N x Đơn giá gốc HTK _ Đơn giá ước tính có thể bán

- Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên TK 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho".

- Trình tự hạch toán trích lập dự phòng giảm giá HTK như sau:

+ Trường hợp ở cuối niên độ kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hoặc dự phòng năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước, số chênh lệch sẽ được trích lập thêm:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 159: Dự phòng giảm giá HTK

+ Trường hợp số dự phòng đã trích lớn hơn số dự phòng phải trích ta tiến hành hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá HTK Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

Ví dụ: Vào ngày 31/12/2008 Kế toán công ty tập hợp được số liệu sau: - Giá gốc của HTK hàng hóa xe máy SYM Elegant là 205.670.500đ. - Trị giá thuần có thể thực hiện được của chúng là: 198.850.400đ. Vậy mức dự phòng cần lập cho xe máy SYM Elegant là:

205.670.500 - 198.850.400 = 6.820.100đ Kế toán tiến hành định khoản:

Nợ TK 632 6.820.100

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM & DV Việt Lâm (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w