Phê duyệt Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam

Một phần của tài liệu Chứng chỉ rừng (Trang 27 - 28)

3. Những hoạt động chứng chỉ rừng ở Việt Nam

4.3.2. Phê duyệt Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam

Mỗi quy trình chứng chỉ rừng đều có bộ tiêu chuẩn QLRBV để các tổ chức được uỷ

quyền cấp chứng chỉ dựa vào đấy mà đánh giá quản lý rừng. Đối với các quy trình CCR quốc gia như ở Indonesia, Malaysia, Canada, Na Uy, Phần Lan v.v các tổ chức CCR địa phương chủđộng trong việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCQG). Ở Mexico và Nga chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích CCR. Ở các nước này thị trường gỗ trong nước rất lớn và cũng đòi hỏi có chứng chỉ, và CCR quốc gia phần lớn chỉ có giá trị đối với thị trường trong nước. Tuy nhiên, trong trường hợp có động lực thị trường quốc tế (phần lớn CCR trên thế giới hiên nay là thuộc loại này) thì về nguyên tắc phải áp dụng CCR quốc tế, vì chỉ có CCR quốc tế mới có uy tín trên thị trường thế giới.

Để đạt được CCR quốc tế thì các chủ rừng phải thực hiện tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các quy trình chứng chỉ quốc tế chỉ xây dựng tiêu chuẩn chung, áp dụng cho toàn bộ hệ

thống, nên nhiều khi không đủ chi tiết (không có các chỉ số đánh giá) phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Vì vậy, các quy trình quốc tế có chính sách phê duyệt (endorse) các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế và theo một quy chế rất chặt chẽ. Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam thực tế chỉ khác tiêu chuẩn quốc tếở phần các chỉ sốđánh giá nên vẫn đảm bảo giá trị tương đương. Khi tiêu chuẩn quốc gia đã được quy trình quốc tế

phê duyệt thì các tổ chức cấp chứng chỉ do quy trình đó uỷ quyền phải sử dụng tiêu chuẩn đó

đểđánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia đó. Trường hợp quy trình FSC thì tiêu chuẩn quốc gia phải do một tổ chức phi chính phủ nhưsáng kiến quốc gia (National Initiative) hay Tổ công tác quốc gia (National Working Group) , thành viên của FSC, xây dựng. Tuy FSC không yêu cầu chính phủ phê duyệt tiêu chuẩn quốc gia, nhưng ở những nước có lâm nghiệp chủ yếu là quốc doanh như Việt Nam thì sự phê duyệt của chính phủ là rất cần thiết. Nếu nhà nước không phê duyệt thì các chủ rừng quốc doanh sẽ không dám thực hiện tiêu chuẩn.

Ở Việt Nam, tổ công tác quốc gia QLRBV và CCR (NWG) còn rất yếu cả về tổ chức và năng lực. Tuy P&C&I VN dự thảo đã được NWG chuẩn bị công phu (xem Phụ lục 4), nhưng chưa được trình Bộ NN& PTNT và FSC phê duyệt. Sự hỗ trợ của chính phủ cho hoàn thiện TCQG đểđược FSC phê duyệt là cần thiết, tập trung vào mấy vấn đề sau:

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức liên quan cho dự

- Lập và thực hiện đề án hoàn chỉnh các thủ tục trình TCQG để Chính phủ và FSC phê duyệt. Giao cho NWG thực hiện đề án, Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp kinh phí.

- In ấn, phân phát và tập huấn thực hiện TCQG.

Một phần của tài liệu Chứng chỉ rừng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)