6. Thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉ rừng
6.1. Chọn quy trình chứng chỉ
Khi chủ rừng có nhu cầu được cấp CCR thì câu hỏi đầu tiên sẽ là chọn quy trình nào là tốt nhất. Để trả lời câu hỏi này thì phải xác định thật rõ mục đích vì sao cần chứng chỉ. Có bốn nhân tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn quy trình là:
- Mục đích cần CCR của chủ rừng. Mục đích phổ biến nhất hiện nay là thâm nhập thị
trường. Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đã phát triển, thị trường đòi hỏi là các sản phẩm gỗ, kể cả gỗ nhập khẩu, phải có nguồn gốc từ rừng đã được chứng chỉđạt tiêu chuẩn quản lý bền vững. Các mục đích khác có thể là để đáp ứng các điều kiện cho phép khai thác, thu hút tài trợ hoặc đầu tư của nhà nước, được hưởng giá bán sản phẩm có
ưu đãi, được hưởng các ưu đãi về miễn giảm thuế của nhà nước, hay thu hút du lịch sinh thái v.v.
Ví dụ về chọn quy trình theo mục đích của CCR:
Nếu cần CCR để thâm nhập thị trường vùng (nước) A thì phải chọn quy trình có uy tín nhất ở vùng (nước) A
Nếu cần CCR để thu hút tài trợ, đầu tư, v.v thì phải chọn quy trình do nhà tài trợ hay
đầu tư yêu cầu (chỉđịnh) hoặc chấp nhận.
Nếu cần CCR để cải thiện quan hệ với các tổ chức môi trường xã hội ởđịa phương, thu hút thăm quan du lịch v.v thì tốt hơn nên chọn quy trình CCR quốc gia được ưa chuộng (nếu có).
- Nhận thức, hiểu biết về quy trình: Hiểu biết không đầy đủ về các quy trình có thể dẫn
đến chọn phải quy trình không phù hợp. Vì vậy, trước khi chọn chủ rừng cần tìm hiểu kỹ
các quy trình về các mặt: loại quy trình (quốc gia hay quốc tế), sở hữu và điều hành quy trình, tiêu chuẩn chứng chỉ, uy tín trên thị trường mục tiêu, vùng hoạt động, loại rừng chứng chỉ (tự nhiên hay rừng trồng v.v), và quá trình chứng chỉ (của những tổ chức chứng chỉ do quy trình đó uỷ quyền).
- Thị trường mục tiêu của chủ rừng: Nếu chứng chỉ rừng có động lực chủ yếu là thị
trường thì đương nhiên phải chọn quy trình nào có uy tín nhất tại thị trường đó. Chủ rừng cần tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước thì có thể chọn quy trình quốc gia nếu quy trình đó được thị trường trong nước chấp nhận. Có một số thị trường nước ngoài chỉ chấp nhận nhãn sản phẩm chứng chỉ của một quy trình xác định, chẳng hạn như FSC, và trong trường hợp này, nếu muốn thâm nhập thị trường đó, thì cách duy nhất là chọn quy trình
đó.
- Địa bàn hoạt động của quy trình: Chỉ nên chọn những quy trình có hoạt động chứng chỉ
tại nước hay vùng nơi có chủ rừng. Những quy trình quốc gia thì chỉ chứng chỉ trong quốc gia đó, còn những quy trình quốc tế thường cũng không bao phủ hết mọi quốc gia mà chỉ
tập trung vào một số vùng tập trung nhiều khách hàng. Ví dụ MTCC chỉ ở Malaysia, SFI chỉ ở Mỹ và Canada, PEFC chủ yếu ở Châu Âu, chỉ có quy trình FSC là bao phủ khắp toàn cầu.