Cách tiếp cậ n

Một phần của tài liệu Chứng chỉ rừng (Trang 32 - 33)

5. Các quy trình chứng chỉ rừng trên thế giớ i

5.4. Cách tiếp cậ n

Mỗi quy trình CCR có cách tiếp cận quá trình CCR tương đối khác nhau. Quá trình chứng chỉ rừng chính là khâu then chốt nhất của mỗi quy trình. Có thể thấy các quy trình có những điểm giống nhau và khác nhau trong cách tiếp cận quá trình CCR về các mặt đánh giá, tham khảo ý kiến và quyết định chứng chỉ. Dưới đây là bảng so sánh cách tiếp cận quá trình CCR của một số quy trình.

Bảng 3. So sánh cách tiếp cận quá trình CCR của một số quy trình

Quy trình Cách tiếp cận

FSC • Việc thực hiện chứng chỉ rừng được uỷ quyền cho 15 tổ chức chứng chỉ (tính đến 11/2005, Phụ lục 1) hoạt động ở khắp các châu lục. Phải có 4 tuần tham khảo ý kiến và thu thập thông tin trước khi thực hiện kiểm tra đánh giá. Báo cáo do đoàn KTĐG chuẩn bị phải được phản biện bởi các chuyên gia độc lập. Quyết

định cấp giấy chứng chỉ thuộc quyền một hội đồng độc lập do tổ

chức chứng chỉ thành lập, không bao gồm các thành viên của đoàn KTĐG.

PEFC • Các quy trình quốc gia của các nước thành viên PEFC uỷ quyền cho các tổ chức chứng chỉ quốc gia thực hiện CCR. Kiểm tra đánh giá bao gồm tham khảo tài liệu, thảo luận phỏng vấn, thăm hiện trường. Báo cáo của đoàn KTĐG không bắt buộc phải qua phản biện chuyên gia. Quyền quyết định cấp giấy chứng chỉ thuộc tổ

chức chứng chỉ.

MTCC • MTCC xem xét đơn và quyết định có chấp nhận thực hiện chứng chỉ hay không, và thành lập đoàn KTĐG gồm những chuyên gia đã

đăng ký để thực hiện việc KTĐG. Báo cáo của đoàn KTĐG được lấy ý kiến nhận xét phản biện, trên cơ sởđó MTCC sẽ làm báo cáo trình lên Hội đồng chứng chỉđể quyết định việc cấp chứng chỉ.

SFI • Đoàn đánh giá của SFI thực hiện việc KTĐG. Quá trình đánh giá gồm tham khảo tài liệu, thảo luận phỏng vấn, thăm hiện trường, lấy ý kiến của các cổđông. Trên cơ sở kết quảđánh giá đoàn tự quyết

định việc cấp chứng chỉ.

Một phần của tài liệu Chứng chỉ rừng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)