* Dựa trên việc phân tích loại hình hoa văn gốm của các nhóm di tích, cứ liệu địa tầng… Hà Văn Tấn và Hán Văn Khẩn đã xác lập 3 giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên.
- Giai đoạn sớm, có thể gọi là giai đoạn trước cổ điển, lấy Gò Bông, Gò Hện làm tiêu biểu. Di chỉ Đồng Chỗ ở vào thời điểm kết thúc của giai đoạn này,bắt đầu có yếu tố của giai đoạn sau.
- Giai đoạn giữa, có thể gọi là giai đoạn cổ điển, lấy Phùng Nguyên, An Đạo, Xóm Rền, Nghĩa Lập… làm tiêu biểu. Di chỉ Đồi Giàm ở vào thời điểm kết thúc của giai đoạn này.
- Giai đoạn cuối, có thể gọi là giai đoạn cổ điển.Có thể lấy lớp dưới Đồng Đậu, các di tích nhóm Tiêu Tương ở Bắc Ninh, Tiên Hội và Xuân Kiều ở Hà Nội làm tiêu biểu.
Tuy vậy cũng có ý kiến khác (chủ yếu dựa vào sự xuất hiện của dấu vết kim loại đồng) mà chia thành 2 giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn Phùng Nguyên sớm, chưa tìm được đồ đồng hay hiện vật kim khí nào khác, thuộc thời đại đồng thau, vào thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên.
- Giai đoạn Gò Bông muộn, thuộc sơ kỳ thời đại đông thau, vào cuối thiên niên kỷ thứ III-đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Đã có hợp kim đồng thiếc.
* Trong cuốn chuyên khảo về văn hóa Phùng Nguyên, Hoàng Xuân Chinh cũng thiên về ý kiến Phùng Nguyên sớm hơn Gò Bông.
Niên đại tuyệt đối: Từ một vài địa điểm của văn hóa Phùng Nguyên đã có một số niên đại C14:
- 01 niên đại C14 của di chỉ Đồng Đậu (lớp dưới) ở độ sâu 4m cho tuổi 3328 ± 100 năm cách ngày nay (tính từ năm 1950). Đây được coi là niên đại giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên, tương đương giai đoạn đầu của
văn hóa Đồng Đậu.
- 01 niên đại C14 ở Đồi Giàm (Phú Thọ), địa điểm cuối giai đoạn giữa của văn hóa Phùng Nguyên. Niên đại C14 ở đay khá muộn, 2900±60 năm cách ngày nay. Điều này được các nhà khai quật giải thích do mẫu than lấy trong một hố đất đen có thể là mộ, chứa đồ gốm sau Phùng Nguyên.
- 01 niên đại C14 ở Đồng Chỗ (Hà Tây), địa điểm thuộc giai đoạn Gò Bông, đầu Phùng Nguyên, 3800+60 năm cách ngày nay.
* Mới đây, đã có một số niên đại A M S của hai địa điểm Xóm Rền và Gò Hội, kết quả cụ thể như sau:
- Mẫu Gò Hội 4, than lấy ở đáy hố của địa điểm thuộc giai đọa sau của văn hóa Phùng Nguyên cho kết qủa 3590±50BP hay niên đại hiệu chỉnh 1930 trước công nguyên.
- Mẫu Gò Hội 8, than lấy ở đáy hố cho kết quả 3370±80BP - Mẫu Xóm Rền 1,than lấy ở đáy lớp hai cho kết quả 3450±60. - Mẫu Xóm Rền 2, than lấy ở gần mộ 2 cho kết quả 3770±60BP. - Mẫu Xóm Rền 3, than lấy ở đáy lớp 2 cho kết quả 3360±40BP.
* Nguyễn Linh sắp xếp các di chỉ Phùng Nguyên vào hai bước trong giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang. Bước thứ nhất, tác giả lấy di chỉ An Đạo là điển hình, di chỉ Phùng Nguyên là mốc cuối cùng. Theo tác giả lúc này người Phùng Nguyên chưa biết kỹ thuật đúc đồng. Các di tích Lũng Hòa, Gò Bông, Nghĩa Lập được chọn làm các di tích tiêu biểu cho bước hai. Lúc này cư dân Văn Lang chuyển sang thời đại đồng thau.
* Theo Nguyễn Duy Tỳ, văn hóa Phùng Nguyên có hai giai đoạn phát triển sớm và muộn: giai đoạn Phùng Nguyên 1 và giai đoạn Phùng Nguyên 2. Phùng Nguyên 1 có các địa điểm Phùng Nguyên, Lê Tính, Gò Mả Muộn, Gò Chè, Hương Nộn (Gò Chùa), Núi Xây, Yên Tàng, Đinh Xá, Văn Điển, An Thượng, Phú Diễn.
Theo tác giả, giai đoạn 1 có đặc điểm sau: - Công cụ đá nhỏ, không dài quá 5 cm.
- Vòng trang sức có đường kính bé, mỏng, tiết diện cắt ngang thường chỉ có hình vuông, chữ nhật hoặc hình tam giác.
- Mũi tên, mũi lao và qua chưa xuất hiện.
- Đồ gốm thường có đáy tròn, độ nung thấp và mỏng, hoa văn chủ yếu là rạch đơn giản, chấm dải, rạch các đường song song, đường xoáy ốc, các đường thẳng cắt chéo nhau thành hình tam giác, hoa văn chấm tròn, hoa văn in dây thừng mịn.
- Chưa tìm thấy vết tích đồng.
Giai đoạn Phùng Nguyên 2 gồm các địa điểm Lũng Hòa, Nghĩa Lập, Gò Bông, Thọ Sơn, Gò Chùa, Đồng Sấu, Ô Rô, An Đạo, Đôn Nhân, Đồng Đậu lớp dưới, Từ Sơn, Bãi Mèn, Đồng Dền lớp dưới, Đồng Lâm lớp dưới, An Thượng lớp trên. Đặc trưng của giai đoạn này là:
- Bắt đầu xuất hiện các loại vũ khí bằng đá như mũi tên, mũi lao và qua. - Đục đá ra đời.
- Vòng trang sức có kích thước lớn, nhiều gờ nổi ở mặt vòng. - Kỹ thuật khoan, cưa, mài phát triển rất cao.
- Hoa văn trang trí trên đồ gốm phong phú và đẹp: hoa văn làn sóng uốn lượn, hình chữ S, hình chữ C, hình mỏ neo, hình tam giác.
- Có vết tích đồng.
Như vậy tác giả đã sắp xếp các di tích của từng giai đoạn cụ thể và nêu đặc trưng của từng giai đoạn một.
* Chử Văn Tần cho rằng, văn hóa Phùng Nguyên trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, ít ra co hai loại hình.
Loại hình Gò Bông gồm các địa điểm An Đạo, Đôn Nhân, Phùng Nguyên, Nghĩa Lập, Đồng Sấu, Xóm Rền.
Dền lớp sát đất cái. Theo tác giả, đặc trưng của giai đoạn Gò Bông là: đồ án trang trí trên gốm theo những công thức chặt chẽ với những yếu tố hoa văn trang trí như hoa văn chấm tròn, chữ S, chữ X… Còn đặc trưng của giai đoạn Chùa Gio là: vẽ văn thô, rạch thô đơn giản cộng thêm văn sóng.
* Nguyễn Văn Hảo xếp các di tích Phùng Nguyên vào hai nhóm hay hai loại hình. Nhóm 1 hay loại hình Gò Bông bao gồm các địa điểm Ô Rô, Thọ Sơn, Phùng Nguyên, Gò Bông, An Đạo,An Thái, Xóm Rền, Thành Rền, Đôn Nhân, Nghĩa Lập… Nhóm 2 hay loại hình Chùa Gio gồm các địa điểm Chùa Gio, Khu Đường, Đồng Đậu lớp dưới, Lũng Hòa, Văn Điển, Đinh Xá, Núi Xây… Tác giả nêu lên 2 khả năng về mối quan hệ giữa 2 nhóm này: Đó là 2 loại hình tiêu biểu cho hai giai đoạn phát triển khác nhau. Và cuối cùng tác giả cho rằng: về cả 2 khả năng nói trên đến nay chúng ta vẫn chưa đủ căn cư khoa học để lựa chọn.
* Theo Diệp Đình Hoa, thời kỳ Hùng Vương phát triển qua 6 giai đoạn: Phùng Nguyên, Gò Bông, Đồng Đậu, Gò Mun, Đường Cồ, Đông Sơn. Như vậy ở đây các di tích của văn hóa Phùng Nguyên được xếp vào 2 giai đoạn sớm, muộn khác nhau: giai đoạn sớm -Phùng Nguyên, giai đoạn muộn-Gò Bông.
Việc phân chia giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên của các nhà nghiên cứu khác nhau không chỉ do quan niệm khác nhau, cơ sở phân chia khác nhau, tài liệu ít mà còn là vì chúng ta chưa đủ điều kiện sử dụng các phương pháp khoa học tự nhiên nên chưa có được một hệ thống niên đại tuyệt đối đủ tin cậy để sắp xếp các di tích theo trật tự từ sớm đến muộn.
Tuy nhiên khi phân chia các giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên, các nhà nghiên cứu đứng trước một vấn đề khá phức tạp là phải lựa chọn cơ sở tư liệu nào để phân chia giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên: đồ đá hay đồ gốm, các vết tích đồng, nền kinh tế nông nghiệp hay các nghề thủ công? Chọn một hay tất cả các loại di tích di vật của văn hóa Phùng Nguyên? Điều này thực sự khó khăn vì mỗi loại di tích di vật đều có ưu điểm và hạn chế của nó. Chính vì vậy nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào tài liệu gốm để phân chia
các giai đoạn phát triển của văn hóa Phùng Nguyên. Căn cứ vào các tài liệu hiện có, văn hóa Phùng Nguyên sẽ được chia làm 3 giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn Gò Bông - Giai đoạn Phùng Nguyên - Giai đoạn Lũng Hòa
Giai đoạn Gò Bông
Các di tích thuộc giai đoạn Gò Bông thường phân bố ở hữu ngạn và tả ngạn sông Hồng.
Trước hết, ở các di tích nhất là Gò Bông và Xóm Rền thuộc giai đoạn này, ngoài phần lớn gốm mịn và thô còn xuất hiện loại gốm rất mịn. Loại gốm này tuy ít về số lượng, nhưng lại là những sản phẩm đạt độ tinh mỹ nhất của gốm Phùng Nguyên. Tỷ lệ loại gốm rất mịn ở các di chỉ Gò Bông,Thành Dền, Gò Hện và Đồng Chố rất ít. Các cuộc khai quật tại di chỉ Xóm Rền đã tìm được các loại bát bồng, thố rất đẹp và độc đáo.
Việc sử dụng đất sét rất mịn mà tạo được các loại gốm rất đẹp chứng tỏ kỹ thuật tìm, tuyển chọn, chế tạo chất liệu gốm rất cao của người Phùng Nguyên. Gốm làm bằng đất sét có cỡ hạt nhỏ thường có tính dẻo cao, co rất mạnh, nếu pha chế kém, sản phẩm tạo ra sau khi sấy khô, nung chín sẽ bị vênh méo hoặc vỡ nát. Song các di vật gốm thuộc loại này rất mỏng, tròn, đều, đẹp. Gốm mịn khá đều, màu đẹp, thường có màu đỏ hoặc nâu hơi xám. Sự hiện diện của “chất bột trắng” trong rãnh hoa văn khắc vạch và in chấm, lớp áo trắng trong lòng thố có thể coi là đặc trưng tiêu biểu của giai đoạn Gò Bông. Chất bột trắng bám khá chắc vào xương gốm chứng tỏ chất bột trắng là đát sét trắng hay hỗn hợp có đất sét trắng. Chất bột trắng trên không có sẵn trong tự nhiên, là chất do người Phùng Nguyên tạo ra để trang trí hoa văn và làm áo gốm.
Khác với các loại gốm khác, loại gốm mịn được trang trí bằng các loại hoa văn khắc vạch và văn thừng. Kỹ thuật khắc vạch đã đạt đến trình độ cao
với các mô típ hoa văn chính- các đường viền bên ngoài, mà còn vạch bên trong các họa tiết ấy. Những nét vạch bên trong vừa ngắn lại vừa nông đều, nhỏ nên hoa văn tạo ra không kém vẻ đẹp như lối in, lăn, chấm. Nhiều khi nếu không nhìn kỹ người ta sẽ nhầm tưởng đó là hoa văn in. Đồng thời ở loại gốm này người ta còn dùng dây thừng hết sức mịn in lên bên trong các đường nết khắc vạch. Dây thừng mịn đến mức phải dùng kính lúp mới thấy được rõ ràng. Việc tạo hoa văn thừng này có thể được làm như sau: Trước hết in dấu thừng lên phôi gốm, sau đó dùng que vạch các họa tiết tùy ý; cuồi cùng người ta xóa bỏ dấu thừng ở phía ngoài họa tiết khắc vạch. Việc mài miết, xóa bỏ dấu thừng này lại tạo cho mặt gốm nhẵn bóng sau khi nung. Đây là lối tạo hoa văn rất độc đáo ở giai đoạn Gò Bông, rất ít gặp ở các giai đoạn khác.
Nét đặc sắc thứ hai là sự phổ biến các loại hoa văn khắc vạch trên nền văn thừng hay văn chải. Đường nét khắc vạch rất phóng khoáng nên hoa văn và đồ gốm thêm phần phong phú. Bằng cách khắc vạch- in lăn rất công phu và tỷ mỷ, người Gò Bông đã tạo ra được nhiều họa tiết hoa văn, nhiều đồ án hoa văn phức tạp.
Vẻ đẹp của loại hoa văn này có được một phần là do kỹ thuật đánh bóng láng tạo ra. Đánh bóng là lối trang trí phổ biến và độc đáo của gốm Gò Bông. Các đường, mảng đánh bóng chạy giữa các họa tiết hoa văn khắc vạch- in lăn hay khắc vạch có độ bóng láng rất cao.
Việc sử dụng các họa tiết đệm để điểm lấp các khoảng trống giữa các họa tiết hoa văn cũng là nết rất riêng trong trang trí gốm Gò Bông. Có nhiều kiểu loại họa tiết đệm khác nhau: hình tròn, hình tam giác, hình tim, hình bán nguyệt…Quy mô kích thước của họa tiết đệm rất khác nhau, tùy thuộc vào độ dài rộng của khoảng trống giữa các họa tiết hoa văn .
Mặt khác, ở đồ gốm Gò Bông bên cạnh các loại hoa văn rất đẹp còn có một số loại hoa văn rất thô, mộc mạc như hoa văn khắc vạch trên nền văn thừng, hoa văn khắc vạch trổ lỗ to thô.
Như vậy so với các giai đoạn khác đồ gốm Gò Bông có những khác biệt rõ rệt về chất liệu, loại hình, hoa văn và nghệ thuật trang trí hoa văn.
Ngoài ra đồ đá giai đoạn Gò Bông cũng có những khác biệt nhất định so với giai đoạn Phùng Nguyên. Người Gò Bông ít dùng đá nephelite màu đỏ mận chín hơn người Phùng Nguyên. Người Gò Bông phần nhiều dùng đá nephelite màu trắng ngà làm đồ trang sức.
Loại hình công cụ đá Gò Bông không được mài chế vuông thành sắc cạnh như công cụ Phùng Nguyên.
Giai đoạn Phùng Nguyên
Số lượng các di tích thuộc giai đoạn Phùng Nguyên nhiều hơn giai đoạn Gò Bông. Các di tích tiêu biểu thuộc giai đoạn này là Phùng Nguyên, Khu Đường, Gò Đồng Sấu, Xóm Rền, An Đạo, Gò Chùa, Thọ Sơn, Ô Rô, Đồi Giàm, Đôn Nhân, Đồng Gai, Nghĩa Lập, Gò Cây Táo, Văn Điển, Đồng Vông…
Vào giai đoạn Phùng Nguyên, loại gốm rất mịn gần như mất hẳn. Loại gốm làm bằng đất sét tương đối mịn, có kích thước lớn, có hoa văn đẹp xuất hiện. Các loại gốm này thường có màu xám đỏ, hạt to và thô hơn trước. Hoa văn khắc vạch kết hợp in chấm in lăn được thay thế bằng bằng hoa văn khắc vạch kết hợp với lối chấm thưa thành hàng thẳng rõ rệt. Đặc biệt dấu vết của chất bột trắng, loại gốm có áo trắng ở mặt trong hầu như biến mất.
Trong giai đoạn này, tuy có nhiều di chỉ, phân bố trên một không gian rộng lớn, có rất nhiều loại đồ gốm khác nhau, hoa văn phong phú nhưng một số họa tiết và đồ án trang trí đã tuân theo một quy tắc nhất định. Các hoa văn chữ S ở giai đoạn Gò Bông nay đã biến hóa thành những hoa văn mẫu. Lối vẽ phóng khoáng, tự do ở giai đoạn Gò Bông đến giai đoạn này hầu như không còn nữa. Các họa tiết hoa văn lúc này hình như đã được quy chuẩn hóa, quy cách hóa cả về mặt kết cấu đến lối trang trí và bố cục trên đồ đựng. Như thế có thể qua một thời gian sử dụng, thừa hưởng và sàng lọc, người Phùng Nguyên đã đưa trình độ tạo hoa văn đến đỉnh cao. Điêù này được thể hiện rõ
nhất ở những họa tiết hoa văn chữ S liên kết để tạo thành băng trang trí gốm. Trình độ trang trí, mức độ chuẩn xác về trang trí của người Phùng Nguyên chặt chẽ hơn người Gò Bông.
Khác với Gò Bông, người Phùng Nguyên không ưa lối khắc vạch đè lên nền văn thừng. Cách khắc vạch kết hợp với chấm thưa theo hàng đã giúp người Phùng Nguyên tạo ra được nhiều họa tiết hoa văn rất đẹp, có kết cấu phức tạp nhưng lại rất uyển chuyển và hài hòa. Đồ đá Phùng Nguyên có khác biệt rõ rệt so với Gò Bông và Lũng Hòa. Loại đá Nephelite màu đỏ mận chín được sử dụng phổ biến ở Phùng Nguyên. Nhiều loại công cụ sản xuất cỡ nhỏ và đồ trang sức được làm bằng loại đá này. Trong khi giai đoạn Gò Bông, đồ trang sức phần nhiều là đá nephelite có màu trắng ngà hoặc trắng xanh.
Giai đoạn Lũng Hòa
Đây là giai đoạn kết thúc của văn hóa Phùng Nguyên, khác với hai giai đoạn trước, ở giai đoạn này, chúng ta có một số di chỉ có địa tầng để tìm hiểu sự chuyển tiếp từ cuối văn hóa Phùng Nguyên sang đầu văn hóa Đồng Đậu.
Giai đoạn Lũng Hòa có một số di tich tiêu biểu như Lũng Hòa, Gò Hội, Đồng Đậu lớp dưới cùng, Gò Diễn, Gót Rẽ, Chùa Gio, Phượng Hoàng, Bãi Mèn, Đình Chiền, Tiên Hội, Xuân Kiều, Đình Tràng lớp dưới, Gò Ghệ, Gò Dạ…
Lũng Hòa là giai đoạn phát triển tiếp nối sau giai đoạn Phùng Nguyên và chuyển nối lên đầu văn hóa Đồng Đậu.Do đó còn lưu lại nhiều sắc thái của Phùng Nguyên nhưng cũng nảy nở một số yếu tố văn hóa mới- văn hóa Đồng Đậu.
Trong giai đoạn Lũng Hòa vắng mặt hoàn toàn loại gốm mịn. Thay vào