Mối quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và các nền văn hóa khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương (Trang 82 - 87)

khác thông qua các di vật trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương

Văn hóa Phùng Nguyên phân bố trên một vùng khá rộng lớn ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Vùng trung tâm của văn hóa này bao gồm Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội. Từ vùng trung tâm vày quanh vòng ra phía Đông Bắc, có thể văn hóa Phùng Nguyên có mặt ở Hải Phòng, quanh xuống phía nam có thể có ở Nam Định. Chính vì không gian phân bố rộng lớn như vậy mà văn hóa Phùng Nguyên có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nền văn hóa cùng thời và các nền văn hóa tiếp sau đó.

Trong văn hóa Phùng Nguyên có nhiều tư liệu vất chất về các mối quan hệ giao, trao đổi với các vùng xung quanh. Với Trung Nguyên (Trung Hoa): Mối quan hệ (Giao lưu,tiếp xúc) văn hóa được thể hiện thông qua loại hình

hiện vật bằng đá có tên gọi là nha chương. Nha chương là một hiện vật dùng trong nghi lễ ở Trung Quốc, thuộc văn hóa Thương,cách ngày nay 3700-3400 năm. Niên đại của nha chương Phùng Nguyên, theo kết quả xác định niên đại bằng C14, khoảng 4000 năm cách ngày nay, tức là ngang với đời Thương (Trung Quốc). Sự giống nhau đến từng chi tiết của nha chương Phùng Nguyên so với nha chương Trung Quốc chứng tỏ ảnh hưởng mạnh chủa văn hóa Thương đến văn hóa Phùng Nguyên. Theo Hà Văn Tấn, ảnh hưởng của văn hóa Thương đến văn hóa Phùng Nguyên, có thể đã theo con đường phía Tây, qua Tứ Xuyên, Vân Nam. Tuy nhiên cũng có thể theo con đường phía Đông, qua Quảng Châu, Quảng Tây. Theo Phạm Minh Tuyền: trong thực tiễn lịch sử đã hình thành nên hai luồng giao lưu, trao đổi chính là theo dọc sông Hồng và theo đường ven biển. Đối với qua, có lẽ sự ưu tiên là vùng ven biển,còn đối với chương (nha chương) có thể là cả hai về mặt giả thuyết. Còn theo rất nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam,qua và nha chương Phùng Nguyên có thể do cư dân Phùng Nguyên tự chế tạo ra. Bởi vì:

- Các loại đá làm qua và nha chương Phùng Nguyên là những nguyên liệu quen thuộc mà người Phùng Nguyên sử dụng để chế tạo ra hành loạt công cụ và đồ trang sức.

- Cư dân Phùng Nguyên là những nhà sáng tạo dáng kỳ tài trong sản xuất hàng loạt công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức. Do đó họ không mấy khó khăn trong tạo dáng qua và nha chương.

- Nhìn chung, chất liệu đá, sự hoàn hảo của qua và nha chương Phùng Nguyên kém hơn Trung Quốc.

- Thời gian xuất hiện của qua và nha chương Việt Nam là khá sớm, cách ngày nay trên 4000 năm, không muộn hơn Trung Quốc.

Theo GS Hà Văn Tấn, sự giống nhau đến từng chi tiết giữa nha chương Việt Nam và nha chương Trung Quốc, là kết quả một sự giao lưu hay tiếp xúc văn hóa chứ không phải là hiện tượng đồng quy văn hóa. Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của văn hóa Thương đến Việt Nam là khá sớm.

Quan sát những chiếc qua đá trong văn hóa Phùng Nguyên, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là kết quả của sự giao lưu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với Nam Trung Quốc.

Như mọi người đã biết, qua xuất hiện ở Trung Nguyên Trung Quốc từ khá sớm, vào thời đại đồ đồng, từ đầu thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. Trong lúc Trung Nguyên ở thời đại đồ đồng thì Nam Trung Quốc vẫn ở hậu kỳ đá mới. Do đó, qua Trung Nguyên được làm bằng đồng còn qua Nam Trung Quốc được làm bằng đá. Từ đó có người cho qua đá ở Nam Trung Quốc được làm phỏng theo dạng qua đồng Trung Nguyên. Một số người khác thì cho rằng,qua xuất hiện từ thời đại đá mới và được làm bằng đá, như đã thấy ở Quảng Đông và Hoa Nam Trung Quốc. Việt Nam, qua đá xuất hiện ở nhiều di tích Phùng Nguyên và “dạng Phùng Nguyên”. Qua Phùng Nguyên có hai loại: loại giống giao găm và loại dạng mũi lao, mũi giáo. Qua được làm bằng nhiều loại đá khác nhau, như đá Nephrite màu hồng nhạt,đá cứng,màu xanh xám,đá mềm màu trắng xám. Mối quan hệ giữa qua đá Phùng Nguyên và qua đá Trung Quốc được lý giảI theo hai cách sau:

- Qua Phùng Nguyên do cư dân Phùng Nguyên chế tạo ra, mối quạn hệ với Trung Quốc nếu có , có thể là gián tiếp, chủ yếu do giao lưu học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật.

- Qua Phùng Nguyên gồm có hai loại: Loại sản xuất tại chỗ và loại được du nhập từ Trung Quốc vào.

Tuy nhiên hiện nay, các nhà khoa học của Việt Nan vẫn thiên về ý kiến thứ hai hơn.`

Từ cuối thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên ở Bắc Việt Nam có nhiều văn hóa khảo cổ khác nhau như văn hóa Hạ Long ở vùng hải đảo và ven biển Quảng Ninh. Giai đoạn muộn của văn hóa náy phát triển song song với văn hóa Phùng Nguyên. Các văn hóa khác là văn hóa Bàu Tró vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An; các nhóm di tích khảo cổ ở miền núi Việt Bắc, Tây

Bắc và Trung Bộ và cả những di tích ngay trong khu vực phân bố của văn hóa Phùng Nguyên mà lại khác Phùng Nguyên như Gò Mả Đống - Gò Con Lợn… Những văn hóa này được phân biệt bằng một đặc điểm riêng biệt đẽ nhận thấy về đồ đá cũng như đồ gốm. Thấy rõ rệt nhất là văn hóa Hạ Long và văn hóa Phùng Nguyên. Kỹ thuật chế tác đá Hạ Long muộn mang nhiều nét tương đồng với kỹ nghệ đá Phùng Nguyên. Một số hiện vật Hạ Long giống hệt Phùng Nguyên như vòng đá thiết diện hình chữ T, bôn tứ giác nhỏ… Mặt khác, trong một vài địa đIểm Phùng Nguyên ở Phú Thọ, Hà Nội đã gặp những chiếc bôn có vai, có nấc Hạ Long. Sự có mặt của gốm xốp trong di chỉ văn hóa Phùng Nguyên ở vùng Hà Nội và Hà Bắc theo một số nhà nghiên cứu là sự biểu hiện của yếu tố biển.

Quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Hoa Lộc:

Trong các địa điểm Gò Ghệ và Gò Dạ(Phú Thọ), đã tìm được những mảnh

gốm kiểu Hoa Lộc. Theo một số người, mối quan hệ Phùng Nguyên - Hoa Lộc

đã được tìm thấy chắc chắn trong giai đoạn giữa của văn hóa Phùng Nguyên. Sự tiếp xúc văn hóa giữa những cư dân của bộ lạc văn hóa Phùng Nguyên trung du và đồng bằng, văn hóa Hạ Long, văn hóa Hoa Lộc ven biển, có thể thực hiện qua nhiều phương thức, nhiều ngả đường, nhiều thời điểm. Đã có những sự cư trú xen kẽ giữa một số bộ lạc có văn hóa khác nhau và qua đó giao lưu tiếp xúc văn hóa càng được đẩy mạnh. Mối liện hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên - Hạ Long - Hoa Lộc, rõ ràng là theo các chiều khác nhau và có các kiểu khác nhau. Chính sự tiếp biến văn hóa giữa bốn nhóm bộ lạc này là một trong những chìa khóa để tìm hiểu con đường phát triển văn hóa và lịch sử dân tộc người ở buổi đầu dựng nước.

Tuy chỉ có một số ít tư liệu, song bước đầu có thể xác lập mối quan hệ văn hóa Phùng Nguyên và một số di chỉ đương đại ở Đông Nam A bằng phương thức trao đổi ảnh hưởng văn hóa hay có thể bằng con đường thiên di.

giai đoạn muộn hơn. Nhiều loại hình gốm, đá Phùng Nguyên được coi là cổ típ cho các giai đoạn đầu như khuyên tai có mấu, loại hình mũi giáo đá…

Cư dân Phùng Nguyên là cư dân nông nghiệp, sống ở những làng định cư rộng và lâu dài, các ngành nghề thủ công đóng vai trò quan trọng. Những chứng cứ vật chất cũng cho thấy hái lượm và săn bắt những loại thú vừa và nhỏ, thủy sản… có vai trò không nhỏ trong đời sống hàng ngày. Trong các di tích Phùng Nguyên, đồ xương sừng không nhiều, song sự có mặt của những công cụ và vũ khí liên quan đến săn bắt, đánh cá cho thấy hoạt động khai thác tự nhiên giữ vai trò đáng kể trong đời sống người Phùng Nguyên.

Mối quan hệ giữa văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Mai Pha qua sưu tập rìu bôn tứ giác:

Văn hóa Mai Pha là văn hóa hậu kỳ đá mới, địa bàn phân bố chủ yếu trùng hợp với văn hóa Bắc Sơn thuộc tính Lạng Sơn, được phát hiện năm 1920 và khai quật năm 1996.

Tổng số rìu bôn tứ giác phát hiện được trong văn hóa Mai Pha là rất nhiều. Căn cứ vào kích thước công cụ có thể chia thành 3 nhóm: lớn, trung bình và nhỏ. Với sưu tập Phùng Nguyên, chúng ta có thể hình dung ra được phần nào các tương đồng về kích thước giữa sưu tập rìu bôn Mai Pha và sưu tập rìu tứ giác Phùng Nguyên. Trong nhóm công cụ lớn,các mẫu Phùng Nguyên dầy hơn, vì thế góc lưỡi cũng lớn hơn. Như vậy loại công cụ này thô hơn các công cụ cùng loại trong văn hóa Mai Pha. Trong nhóm thứ hai, độ dày của công cụ Mai Pha lớn hơn chút ít, góc lưỡi của nó lại nhỏ hơn đáng kể. Qua bộ sưu tập rìu bôn tứ giác, văn hóa Mai Pha đã thể hiện những mối liên hệ , quan hệ văn hóa, truyền thống với các văn hóa hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí ở vùng đồng bằng, ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vùng trung du nước ta rất rõ nét. Nhưng tương đồng không thể phủ nhận về tính chất, đặc trưng văn hóa in đậm nét trên bộ sưu tập rìu bôn tứ giác Mai Pha - Hoa Lộc - Phú Lộc, và đặc biệt là văn hóa Phùng Nguyên. Về niên đại, có thể văn hóa Mai

Pha và văn hóa Phùng Nguyên tồn tại trên cùng một bình tuyến, nhưng về tính chất văn hóa lại có những khác biệt. Mai Pha là một văn hóa thung lũng vùng núi vì vậy vùng đồng bằng sông Hồng, ở văn hóa Phùng Nguyên đã manh nha một thời đại mới một nền văn minh sơ khai thì Mai Pha có thể vẫn tồn tại trong khung cảnh của một văn hóa hậu kỳ đá mới. Vì vậy, mối liên hệ giữa Mai Pha và Phùng Nguyên là mối liên hệ giữa trung tâm và vùng ảnh hưởng.

3.3 Văn hóa Phùng Nguyên - tiền đề cơ bản cho sự phát triển của các giai đoạn văn hóa tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương (Trang 82 - 87)