Phùng Nguyên được coi là nền văn hóa vật chất mở đầu cho thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Sau hơn 45 năm, một khối lượng di vật đồ sộ cực kỳ quý giá đã được phát hiện và nghiên cứu. Thông qua di vật, có thể thấy chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên là những người đã đạt đến trình độ phát triển cao của kỹ thuật chế tác đồ đá và đồ gốm. Về đồ đá, hầu như toàn bộ công cụ và đồ trang sức đều được mài nhẵn, kích thước nhỏ nhắn, đa dạng và tinh tế. Các kỹ thuật ghè đẽo, cưa, khoan, mài, tiện… có mặt đầy đủ trong quy trình chế tác đồ đá của người Phùng Nguyên và đã đạt đến trình độ điêu luyện. Thậm chí có thể nói rằng ở văn hóa Phùng Nguyên, kỹ thuật chế tạo đồ đá đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử của kỹ thuật chế tác đá tiền sử và sơ sử. Bên cạnh đó, qua kỹ thuật chế tác gốm cũng có thể thấy văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa khảo cổ mà chủ nhân của nó thực sự có tài năng sáng tạo trong nghề gốm.
Có người đã nói rằng: Nếu có một nghề thủ công nào để lại nhiều minh chứng nhất về kỹ thuật học, mà không những bằng chứng đó lại hầu như không bị hủy hoại bởi thời gian, hì đó chính là nghề sản xuất đồ đá. Cũng như vậy, ếu có một nền văn hóa khảo cổ nào hàm chứa nhiều tinh hoa hơn cả về kỹ thuật chế tác đá và sản phẩm đồ đá, thì đó chính là văn hóa Phùng Nguyên.
Di vật đá Phùng Nguyên hầu hết đều có kích thước nhỏ. Kể cả công cụ sản xuất cũng như đồ trang sức đều được chế tạo bằng các loại đá có độ rắn cao, màu sắc đẹp.
Đặc trưng về nguyên liệu và loại hình.
* Về vấn đề nguyên liệu đá trong văn hóa Phùng Nguyên:
Những tài liệu khảo cổ học cho biết rằng nguyên liệu dùng để chế tác đá của cư dân Phùng Nguyên rất đa dạng. Đó là các loại đá: Basalt, spilite, nephrite, gres, schist, jade,j asper. Họ không những biết lựa chọn các loại đá tốt mà còn có ý thức sử dụng từng loại đá sao cho thích hợp với từng loại công cụ hay đồ trang sức. Ví dụ, đá Basalt thường được sử dụng để chế tạp các loại công cụ có số lượng nhiều và kích thước lớn; đá nephrite chủ yếu để chế tạo đồ trang sức, đá sa thạch cát kết được sử dụng làm dao cưa, bàn mài; đá silic-jasper dùng làm mũi khoan. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, ngoài đồ trang sức, đá nephrite còn được sử dụng để chế tạo các loại rìu bôn, đục cỡ vừa và nhỏ. Như vậy,người Phùng Nguyên phải biết rõ về thuộc tính từng loại đá thì mới có thể sử dụng chúng để chế tạo từng loại công cụ thích hợp.
- Đá ba gian, Diabazer hay Spilite: Tùy theo từng phòng thạch học khác nhau mà đá đượcđặt tên như trên. Theo các nhà địa chất, sự khác nhau về tên gọi này là do có những thành phần trội biệt trong từng mẫu đá phân tích,về cơ bản các tên gọi đá nói trên thuộc về một nhóm chung, không có sự khác nhau về thuộc tính và chất liệu. Chúng có cấu tại hình khối, thành phần khoáng vật chủ yếu là Plagioclase(70%-80%). Nhìn chung nguồn nguyên liệu này chủ yếu là đá gốc. Người Phùng Nguyên dùng loại đá này để chế tạo ra các loại
hình công cụ lao động chính như rìu, đục hoay làm vòng đeo như đã thấy trong công xưởng chế tác đá Hồng Đà. Đá thường được khai thác trong các mỏ đá bazan hay Diabazer lộ thiên, tương đối gần nơi cư trú, việc chuyên chở cắc hẳn phần nhiều dựa vào sông nước nếu khai thác xa hoặc bằng đường bộ nếu khai thác gần. Trong văn hóa Phùng Nguyên, nguồn nguyên liệu này cho thấy sự bảo lưu truyền thống sử dụng đá bazan từ các văn hóa Hậu kỳ đá mới trước đó.Ta biết rằng cư dân hậu kỳ đá mới như Mai Pha, Bàu Tró, Hạ Long… đã có thói quen sử dụng đá gốc Bazan để sản xuất công cụ lao động; do vậy ngay cả trong quy trình khai thác, kỹ thuật khai thác người Phùng Nguyên vẫn tiếp nối truyền thống trước đó. Trong nhiều di chỉ xưởng chế tác đá thuộc về văn hóa Phùng Nguyên ta có thể thấy người thợ chế tạo đá không phải tiết kiện lắm đối với loại nguyên liệu này. Như vậy, nguồn nguyên liệu đá bazan tương đối rõ ràng trong văn hóa Phùng Nguyên.
- Về nguồn đá ngọc - jade hay gọi theo tên khoa học là Nephrite. Đá này có thành phần cơ bản là tremollite ở dạng ẩn tinh, rất mịn hạt, rắn và dẻo. Đá Nephrite được dùng chủ yếu tạo các loại rìu đục kích thước nhỏ, thích hợp với các thao tác thủ công nhẹ nhàng và trên một đối tượng mềm hơn chúng, đồng thời do màu sắc đẹp, độ dẻo dai dễ tạo hình hơn các loại đá khác nên đá này còn được dùng gần như chuyên biệt trong chế tạo đồ trang sức.
Đứng ở góc độ thành phần thạch học, sự hình thành đá Jade đòi hỏi có những vận động kiến tạo sâu và lâu dài trong những dãy núi đá vôi, với một nhiệt độ thích hợp rất cao, tới 700-800 độ hoặc hơn cả ngàn độ. Khi đã hình thành rồi, loại đá này cũng không dễ dàng khai thác lộ thiên trên bề mặt trái đất, trừ những vùng có nguồn đá phun trào sau núi lửa và do đó đá Jade được đẩy lên trên rồi biến thành cuội lăn. Tuy nhiên, trong văn hóa Phùng Nguyên, những bằng chứng nguyên liệu đá Jade tìm thấy trong các di chỉ cho ta thấy tuyệt đại đa số nguyên liệu khai thác đều là đá gốc. Từ những nghiên cứu địa chất và thạch học, người ta đã tìm ra những nguồn mỏ Jade hình thành hàng
vạn năm trước nằm trong các vùng đá vôi, trong các điều kiện địa lý đặc biệt của vỏ trái đất tại một số khu vực vên biển Đông thuộc Đài Loan và Trung Quốc. Mặc dù chúng ta chưa có những thành tựu nghiên cứu địa chất về vấn đề này nhưng từ những bằng chứng khảo cổ học, với sự có mặt của những di chỉ xưởng chế tác đá trong văn hóa Phùng Nguyên tại vùng núi đá vôi. Từ đây chúng ta có thể nghĩ ở Việt Nam có thể có các mỏ đá Nepherit. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa rõ cư dân Phùng Nguyên đã khai thác đá ngọc ở đâu.
- Đá Amphibolite là loại đá được cư dân Phùng Nguyên dùng làm đồ trang sức. Thành phần khoáng vật của Amphibolite gồm có actinolite, quartz, plagioclase, epodot, actinolits có dạng hình kim, kích thước nhỏ, sắp xếp song song nhau. Plagiocláe có dạng hạt đều đặn nằm lẫn cùng với quartz. Epidot nằm rải rác trong các nham thạch thành từng nhóm nhỏ. Đặc biệt của loại đá này là có nhiều màu sắc, lại không cứng lắm nên dùng chế tạo vòng trang sức rất thích hợp.
- Đá Japer là một nguồn đá khác được dùng để chế tạo mũi khoan dùng trong nghề chế tạo đồ trang sức của cư dân Phùng Nguyên. Trong giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, vào giai đoạn muộn đã có ít nhất hai di chỉ xưởng tồn tại hoạt động chế tác mũi khoan đá Jasper còn gọi là đá Silic màu đỏ gan trâu hay màu vàng gan gà. Đá Jasper có thành phần hóa học cơ bản là các tập hợp tinh dạng tóc rối, rất mịn, quánh, vết vỡ thường có dạng vẩy hến và bóng, loại đá này chỉ được dùng để chế tạo mũi khoan, ngoài ra không dùng trong các loại hình di vật khác đồng thời kỹ thuật chế tạo nó cũng rất chuyên biệt. Bằng chứng về chế tạo mũi khoan đá trong văn hóa Phùng Nguyên, chúng ta có thể đánh giá được chân xác sự tiến bộ trong khâu lựa chọn nguyên liệu của người Phùng Nguyên.
Loại hình nguyên liệu này cũng không dễ tìm kiếm như đá ngọc vậy. Sự tiết kiệm đá đến mức tối đa trong các di chỉ xưởng Bãi Tự, Tràng Kênh cho thấy sự khan hiếm của nó, đồng thời cũng phản ánh sự khó khăn nhọc nhằn
của người thợ khai thác đá nhày xưa. Đá Jasper được dùng ở một số vùng như tây bắc Trung Quốc hay vùng I ran, bắc Việt Nam. Điều đáng nói là mặc dầu các di chỉ tồn tại loại đá này như nói ở trên phân bố trong các vùng địa lý khác nhau, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau và chắc chắn không có những mối quan hệ trực tiếp với nhau, nhưng đều được dùng rất chuyên biệt trong việc chế tạo ra một loại hình công cụ lao động duy nhất là mũi khoan đá, chúng có hình dáng, kích thước và các dấu vết kỹ thuật giống hệt nhau.
Việc tìm kiếm nguồn gốc loại nguyên liệu đá này còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng càng khó khăn bao nhiêu thì sự có mặt của nó trong văn hóa Phùng Nguyên càng cho thấy trình độ hiểu biết và làm chủ nguồn nguyên liệu của người Phùng Nguyên. Hiện nay người ta tạm cho rằng đá này không tồn tại một cách tập trung trong các mỏ đá lớn ở Việt Nam mà chỉ có mặt ngẫu nhiên trong các mỏ đá vôi nằm kẹp giữa các mỏ đá vôi mà thôi.
Ngoài các loại đá trên, trong khi khai quật các di tích Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ thường phát hiện được rất nhiều đá mài và bàn mài. Đó là các loại đá quác dit, sa thạch, a thạch quác dit hóa yếu, sa thạch có Felspat. Đó là các loại đá sa thạch và phiến thạch có màu xám đen, nâu xám, nâu đỏ hay trắng xám.
Nhờ có đá cứng và màu đẹp, mũi khoan cứng, bàn mài mịn và thô mà người Phùng Nguyên chế tạo được nhiều công cụ, vũ khí và đồ trang sức phong phú, đa dạng và rất tinh xảo.
* Về công cụ sản xuất ở văn hóa Phùng Nguyên rất phong phú. Di vật
có số lượng nhiều nhất là bôn đá hình tứ giác có lưỡi vát lệch một bên. Số lượng rìu tứ giác cân xứng trong các di chỉ thuộc văn hóa này ít hơn, có những địa điểm không có. Những di vật vẫn gọi là rìu và bôn có thể gồm 3 loại sau:
- Rìu: Lưỡi vát chữ V cân xứng.
- Bôn: Lưỡi vát một bên thành chữ V lệch. - Rìu bôn: Lưỡi vát hai bên không đều nhau.
Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng quy mô kích thước vừa phải là đặc trưng nổi bật của công cụ sản xuất văn hóa Phùng Nguyên. Kích thước bôn tập trung trong khoảng dài 6-7cm, rộng 3-4cm, dày 1-2cm. PGS.TS Hán Văn Khẩn thì cho rằng: rìu, bôn và rìu bôn Phùng Nguyên gồm 2 loại rõ ràng:
- Loại hẹp ngang và dày. - Loại rộng ngang và mỏng.
Nếu căn cứ vào quy mô kích thước thì mỗi loại lại có thể chia ra làm 3 loại sau:
- Loại lớn có kích thước 8 đến trên10 cm. - Loại vừa có kích thước từ 5 đến 7 cm. - Loại nhỏ có kích thước từ 4cm trở xuống.
Ba đợt khai quật di chỉ Phùng Nguyên thu được 531 chiếc rìu bôn, 246 chiếc rìu tứ giác lưỡi vát đều 2 bên. Di chỉ Gò Bông đã tìm thấy 44 chiếc bôn trong khi rìu đá chỉ thấy có 4 chiếc. Di chỉ Đồng Vông, số lượng bôn tìm thấy cũng nhiều hơn rìu 2 chiếc.
Trong số bôn đá tìm thấy ở các địa điểm Phùng Nguyên cũng có một số lượng không nhỏ những bôn có kích thước nhỏ,mỏng. Về mặt hình dáng, những bôn loại này chủ yếu có hình tứ giác, gần vuông hoặc dài, một số chiếc có đầu đốc thon nhỏ hơn phần lưỡi, lưỡi có độ lượn hơi vòng cung, kích thước trung bình của loại bôn này nằm trong khoảng chiều dài1,8-2,5 cm, rộng 1,5-2 cm, dày 0,3-0,5 cm, góc lưỡi 30-40 độ, đặc biệt có nhiều chiếc chiều dài và chiều rộng tương đương nhau.
Những chiếc rìu đá điển hình ở Phùng Nguyên cũng là rìu tứ giác, mặt cắt ngang hình tứ giác và nhìn trực diện cũng là hình tứ giác. Các địa điểm thuộc văn hóa này, hầu như không thấy sự xuất hiện của rìu đá có mặt cắt ngang hình bầu dục. Rìu lưỡi cân Phùng Nguyên đa số có dáng hình thang, nhưng phần lưỡi thường chỉ nhỉnh hơn phần đốc một chút. Toàn thân rìu được mài nhẵn, ở nhiều chiếc rìu thuộc địa điểm Phùng Nguyên còn cho thấy rõ rệt
dấu vết sử dụng mòn vẹt của chúng. Kích thước rìu Phùng Nguyên nhỏ nhắn, xinh xắn; loại rìu có kích thước lớn hơn cũng chỉ tập trung ở khoảng dài 6-7 cm, rộng 4-5 cm ,dày 1,5-2 cm. Trên thân một số rìu còn xót lại các dấu ghè, đẽo hoặc mẻ sứt trong quá trình chế tác và sử dụng. Đa số rìu Phùng Nguyên đều có góc lưỡi sắc (khoảng ở 40 độ-50 độ cho loại kích thước trên).
Đáng chú ý là, trong các địa điểm thuộc văn hóa này không có ít rìu đá được chế tác bằng đá ngọc Nephrite có các màu đẹp: trắng đục, trắng vân hồng, vân xanh. Loại rìu này có kích thước nhỏ bé, xinh xắn, kích thước trung bình của loại rìu này có độ dài trên dưới 3 cm, rộng 2 hoặc hơn 2 cm, dày 0,5 cm, cá biệt còn có những chiếc rìu lưỡi cân xứng, dáng đẹp kích thước nhỏ hơn. Sự có mặt của những chiếc rìu này khiến chúng ta nghĩ tới 1 nghề thủ công nhẹ nhàng tỉ mỉ hơn là những thao tác sản xuất thô nặng.
Tại di chỉ Phùng Nguyên đã tìm thấy 246 chiếc rìu các loại nhưng không hề có chiếc rìu mài có chiều dài đến10 cm. Loại rìu nhỏ (dài dưới 4 cm,rộng dưới 2,5 cm) chiếm tới 40% tổng số rìu. Tại di chỉ Văn Điển cũng đã tìm được 181 chiếc rìu tứ diện, kiểu dáng và kích thước, quy thức chế tác cũng giống hệt như rìu tìm thấy ở Phùng Nguyên. Riêng ở địa điểm Gò Bông, trên tổng diện tích 178 m2 khai quật khoa Sử Đại học Tổng Hợp đã thu thập được trên 500 hiện vật đá nhưng số lượng rìu đá chân chính chỉ có 7 chiếc (bên cạnh 108 chiếc bôn đá). Tại địa điểm Gò Hện, rìu và bôn theo báo cáo khai quật cho biết có số lượng tương đương nhau (rìu: 9 chiếc, bôn: 9 chiếc) trong tổng số 113 di vật đá. Trong 1 vài địa điểm thuộc văn hóa Phùng Nguyên,còn có mặt loại rìu có vai hay có nấc như ở Phùng Nguyên, Núi Xây… tuy số lượng rất ít, nhưng sự có mặt của những loại rìu này cho ta thấy sự giao lưu văn hóa với các cư dân khác đã khá phát triển.
Trong số công cụ sản xuất của văn hóa Phùng Nguyên, ngoài rìu và bôn ra, còn phải kể số lượng đến lớn đục đá. Đục đá Phùng Nguyên có đặc điểm nhỏ nhắn cũng như rìu và bôn, được chế tác từ các loại đá mịn hạt, độ cứng
dáng kể như Spilite, Nephlite, và có những màu sắc đẹp. Loại hình của đục cũng đa dạng, có thể phân chia thành các loại chính sau: Đục bằng, đục mảnh vòng, đục nhọn, đục vũm và đột.
Đục bằng có số lượng nhiều nhất, có lưỡi bằng, lưỡi mài vát một hoặc cả 2 mặt giống đục sắt hiện nay. Đụa bằng có chiếc khá dày, có chiếc khá mỏng. Đục bằng có thân dài, hẹp ngang, mặt cắt ngang là hình thang, chữ nhật, hình vuông hay hình thấu kính. Kích thước của loại đục này rất khác nhau: dài từ 3-4cm, rộng 1-3cm, dày 1-3cm. Chiếc đục phát hiện được ở Xóm Rền xứng đáng được xếp vào loại đục dày, dài và dày nhất của văn hóa Phùng Nguyên. Đục được làm bằng đá Spilite màu xám, có quy mô kích thước khá lớn: dài 13 cm, rộng 3,5 cm, dày 2,5 cm, mặt cắt ngang hình chữ nhật. Khác với đục dày, đục mỏng có lưỡi mài vát 2 hoặc 1 mặt, mặt cắt ngang chủ yếu là hình thang, chữ nhật cũng đủ kích cỡ từ lớn đến nhỏ. Kích thước loại đục này tập trung trong khoảng: dài từ 3 đến 10 cm, rộng từ 1-1,5 cm, dày từ 0,5-0,8 cm. Loại đục này thường được làm bằng đá Nephrite rất đẹp. Rõ ràng, loại đục dày cũng như đục mỏng có đủ các loại kích thước từ dài đến ngắn, từ rộngđến