Việc phát hiện và khai quật các di chỉ tầng văn hóa Phùng Nguyên đã giúp các nhà khoa học xây dựng một phổ hệ khá chắc chắn về các văn hóa tièn Đông Sơn trong vùng lưu vực sông Hồng: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun.Một con đường tiến lên văn minh Đông Sơn đã được vạch rõ và bước khởi đầu của con đường đó là văn hóa Phùng Nguyên.
- Văn hóa Đồng Đậu được gọi theo tên di chỉ Đồng Đậu thuộc xã Minh tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Di tích được phát hiện năm 1961, khai quật nhiều lần với tổng diện tích 500m2. Văn hóa Đồng Đậu được xác lập và là nền văn hóa thuộc trung kỳ thời đại đồng thau.
Các di tích Đồng Đậu phân bố về cơ bản trùng hợp với địa bàn cư trú của văn hóa Phùng Nguyên với sự mở rộng về phía trung và hạ châu thổ. Các di tích tập trung ở những đồi gò không cao, bên các đầm hồ,ven lưu vực các sông suối như sông Hồng , sông Lô, Sông Đuống… Một số địa điểm có tầng văn hóa dày, diện tích rộng lớn, nhất là những địa điểm phân bố về phía Đông từ Việt Trì xuôi xuống như các địa điểm Đồng Đậu, Thành Rền…
Cũng như văn hóa Phùng Nguyên, các di tích của văn hóa Đồng Đậu cũng có những đặc điểm riêng của nó. Dựa vào phân bố các yếu tố văn hóa trước và sau Đồng Đậu, có thể thấy ba loại di tích:
+ Di tích phản ánh sự tồn tại của văn hóa Phùng Nguyên muộn - Đồng Đậu sớm.
+ Di tích chủ yếu chứa tầng văn hóa thuộc văn hóa Đồng Đậu. + Di tích có tầng văn hóa chuyển từ Đồng Đậu sang Gò Mun.
Như vậy, văn hóa Đồng Đậu có ba nhám di tích cơ bản, mỗi nhóm thể hiện một giai đoạn phát triển nhất định. Những di tích văn hóa thời đại đồng thau, sắt sớm ở trung du và châu thổ sông Hồng qua địa bàn phân bố, cơ cấu tầng văn hóa của mình, cho thấy có một sự phát triển nội tại, liên tục và khá ổn định. Đó là một nguồn mạch văn hóa chính, là nền tảng chính trong khi tiếp nhận những nguồn, dòng văn hóa khác.
Đặc trưng văn hóa:
* Đồ gốm: Nghề gốm vẫn là nghề sản xuất thủ công quan trọng. Trong tầng văn hóa, mảnh gốm tìm thấy với khối lượng lớn. Trong giai đoạn đầu, gốm ít nhiều vẫn tiếp tục theo truyền thống Phùng Nguyên song đã có những thay đổi rõ trong tạo dáng và hoa văn.
Chất liệu gốm văn hóa Đồng Đậu có phần khác so với Phùng Nguyên. Đó là sự vắng mặt của gốm mịn kiểu Gò Bông. Kỹ thuật chủ yếu được làm bằng bàn xoay. Phong cách tạo dáng của người Đồng Đậu có xu thế giảm dần chiều cao, tăng dần chiều rộng. Về hoa văn gốm, đồ gốm Đồng Đậu vẫ được trang trí văn thừng như giai đoạn trước. Tuy nhiên có một số mô típ hoa văn trang trí mới như: kiểu khuông nhạc, đường tròn đồng tâm, sóng đơn hay gấp khúc… Những mô típ hoa văn này chúng ta đã gặp trong gốm Phùng Nguyên, nhưng chỉ có điều trong văn hóa Đồng Đậu kiểu hoa văn này có phần phức tạp hơn và có phần sáng tạo hơn.
* Đồ đá: Trong các địa điểm văn hóa Đồng Đậu, đồ đá vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tuy vậy so sánh với văn hóa Phùng Nguyên trong đó ta có thể thấy sự suy thoái về chất liệu cũng như kỹ thuật chế tác.
Đồ trang sức bằng đá ngày càng được hoàn thiện về hình dáng. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số loại hình mới hay yếu tố mới của các loại hình đã quen thuộc.
và chế tác đồ đồng có sự phát triển đột biến. Trong số hàng chục di tích văn hóa Phùng Nguyên được khai quật chưa có di tích nào phát hiện được những công cụ đồng hoàn hảo. Chứng tỏ người Phùng Nguyên dù đã biết đến một thứ nguyên liệu ưu việt là đồng, song để chế tác được một công cụ đồng có hình dáng như công cụ đá thì họ chưa là được. Đến văn hóa Đồng Đậu, ngay từ buổi đầu, người ta đã làm được những công cụ đồng hoàn chỉnh, hiện vật đồng thau đã có mặt trong nhiều địa điểm văn hóa Đồng Đậu. Như vậy,trong giai đoạn đầu của văn hóa Đồng Đậu đã kế thừa và phát huy những cơ sở từ trước đó (văn hóa Phùng Nguyên).
Văn hóa Đồng Đậu về cơ bản có quan hệ nguồn gốc với văn hóa Phùng Nguyên, có sự tham gia của những yếu tố văn hóa khác như nhóm Mả Đống - Gò Con Lợn - Đoan Thượng. Người Đồng Đậu đã kế thừa những truyền thống văn hóa xưa và đã phát triển lên một bước cao hơn. Thể hiện rõ rệt nhất là sự phát triển phổ biến của nghề luyện kim đồng, sự phát triển của nghề gốm. Tất cả những thành tựu của người Đồng Đậu đã tạo tiền đề cho sự phát triển của giaiđoạn Gò Mun.
- Văn hóa Gò mun: Dấu vết đầu tiên của văn hóa Gò Mun được biết đến
năm 1961. Những di tích của văn hóa Gò Mun chủ yếu phân bố trên các đồi gò thấp gần sông suối và đầm hồ. Cũng như văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun phân bố trên phạm vi không rộng lắm, không chiếm lĩnh được toàn bộ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Các địa điểm văn hóa Gò Mun phân bố chủ yếu ở vùng chuyển tiếp từ trung du xuống châu thổ sông Hồng. Địa vực cư trú của người Gò Mun là sự trùng hợp rồi mở rộng không gian sinh tồn của người Phùng Nguyên và đồng Đậu trước đó. Sang thời đại Đông Sơn, địa bàn này lại được mở rộng thêm ra.
Văn hóa Gò Mun ra đời và phát triển vào giai đoạn cuối cùng của văn hóa Đồng Đậu. Hiện vật giai đoạn cuối văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun cho thấy những tiếp nối, kế thừa cũng như sự thay đổi và xuất hiện những yếu tố
văn hóa mới. Dựa vào những ý kiến khác về niên đại, những niên đại C14 của các địa điểm, phân tích loại hình di tích, di vật, Hà Văn Phùng cho rằng văn hóa Gò Mun có thể bắt đầu hình thành vào 1100 đến 1000 năm trước công nguyên, và niên đại kết thúc của nố là 800 đến 700 năm trước công nguyên.
Đặc trưng văn hóa:
*Đồ gốm:Đát sét pha cát và các loại tạp chất khác, được chọn và lọc kỹ cho nên có độ kết dính cao. Độ nung vào khoảng 800-900 độ. Kỹ thuật làm đồ gốm là bàn xoay kết hợp với nặn tay. Người Phùng Nguyên sản xuất đồ gốm chủ yếu là đồ đun nấu, đồ đựng. Hoa văn trang trí gốm Gò Mun vẫn được tạo bằng những phương pháp truyền thống: Đập, lăn, in, ấn, khắc vạch và đắp nổi. Đa số thân và đáp có văn thừng đập, lăn hay đập nan chiếu. Văn khắc vạch kết hợp in hình tròn nhỏ trang trí chủ yếu bên trong thành miệng. Hoa văn Gò Mun có phong cách hình học rõ ràng,gẫy góc, giản đơn.
* Đồ đá: Việc sử dụng công cụ đá hay đồ trang sức bằng đá vẫn chưa chấm dứt trong văn hóa Gò Mun, tuy nhiên số lượng di vật không nhiều. Kỹ thuật chế tác đá đang ở bước đường suy thoái, hình loại kém phong phú. Dù sao, nguyên liệu đá vẫn giữ vai trò nhất định trong đời sống của người Gò Mun. Đồ đá vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao so với đồ đồng thau. Công cụ đá có kích thước lớn và trung bình. Loại rìu chiếm số lượng lớn, gồm các loại tứ giác, hình thang, có vai và có nấc. Sự có mặt của rìu ở các giai đoạn Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun theo các nhà nghiên cứu là biểu hiện của những yếu tố văn hóa khác nhau, tạo nên một nền văn hóa chung mang tính truyền thống từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng.
* Đồ đồng: Nghề đúc đồng và việc sử dụng đồng đã đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa này. Tiếp thu những thành tựu từ các giai đoạn trước, người Gò Mun đã hoàn chỉnh và nâng cao kỹ thuật luyện đồng. Cách chế tạo chủ yếu là đúc bằng khuôn hai mang với hiện vật có kích thước lớn và sử
dụng kỹ thuật gia công nguội, giũa đối với những di vật nhỏ… Có thể nói đến văn hóa Gò Mun là loại hình công cụ đồng đã bắt đầu đa dạng hóa. Nhiều chủng loại mới xuất hiện và chức năng được xác định. Tất cả là tiền thân của những loại công cụ vũ khí tương tự, phổ biến trong văn hóa Đông Sơn.
Như vậy có thể thấy rằng văn hóa Gò Mun một mặt có quan hệ cội nguồn với văn hóa Đồng Đậu trước đó, điều này được các nhà khai quật nhận thấy qua sự phát triển của các loại hình di vật và tư liệu địa tầng ở di chỉ Đồng Đậu. Trong những chuyển tiếp giữa văn hóa Đồng Đậu và văn hóa Gò Mun đã phát hiện được nhiều loại di vật, đặc biệt là gốm thể hiện tính hỗn hợp kế thừa chuyển giao văn hóa.
Trên cơ sở tư liệu hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng chưa thể làm sáng tỏ vai trò của những yếu tố khác Đồng Đậu tham gia vào sự chuyển biến, hình thành của văn hóa Gò Mun. Văn hóa Gò mun mặt khác lại là cơ tầng, cội nguồn bản địa của sự hình thành và phát triển của văn hóa Đông Sơn. Nhiều yếu tố văn hóa Đông Sơn đã được định hình ngay trong lòng văn hóa Gò Mun. Sự phát triển của nghề đúc đồng và luyện kim đồng cũng là bằng chứng vật chất rõ ràng để khẳng định văn hóa Đông Sơn hình thành trên cơ sở các nền văn hóa đồng thau trước đó. Ngoàira còn có những yếu tố văn hóa đồng thau ở các khu vực sông Mã, sông Cả tham gia vào quá trình này. Những tín hiệu của các mối giao lưu trong khu vực Đông Nam A giữa các nền văn hóa đương đại chúng ta cũng đã thấy đâu đó trong một số loại hình gốm đá, đồng ngay từ những giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn để đặc biệt mở rộng, đẩy mạnh trong văn hóa Đông Sơn.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu về văn hóa Phùng Nguyên qua những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương thực sự là một quá trình đem lại nhiều tri thức và nhiều điều thú vị. Tiếp xúc với các hiện vật trưng bày tại đây, chúng ta không chỉ hình dung ra được mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Phùng Nguyên mà còn hiểu được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Những giá trị đó đã được những cư dân văn hóa Phùng Nguyên xây dựng nên trong buổi sơ khai hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Trong giai đoạn Phùng Nguyên, vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nói riêng và trên miền Bắc Việt Nam nói chung có nhiều bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc sinh sống, sáng tạo nên nhiều nền văn hóa khảo cổ phân bố ở các miền khác nhau. Trong đó, chủ nhân văn hóa Phùng Nguyên đã sinh sống ở một phần đồng bằng và trung du Bắc Bộ có trình độ cao hơn cả. Cư dân Phùng Nguyên phát triển đến thời kỳ Đồng Đậu đã hòa hợp với các nhóm, các bộ lạc khác nhau mà sáng tạo nên văn hóa Gò Mun và sau đó là văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Vì vậy, chúng ta có thể nhận định nếu như văn hóa Phùng Nguyên là khởi nguồn của sự hòa hợp mạnh mẽ trên thì văn hóa Đông Sơn chính là điểm cuối của quá trình đó. Tất cả đã tạo điều kiện cho sự ra đời một quốc gia thực sự, đứng đầu là các Vua Hùng.
Sau gần 50 năm phát hiện và nghiên cứu, chúng ta đã bước đầu tìm hiểu được cội nguồn của văn hóa Phùng Nguyên. Ba dòng sông : sông Đà, sông Hồng, sông Lô đã đưa nước về hội tụ ở ngã ba Việt Trì, và có lẽ chính các cộng đồng cư dân đã tạo dựng nên văn hóa Phùng Nguyên từ đây. Từ thời Phùng Nguyên, ngã ba Việt Trì nói riêng, châu thổ Bắc Bộ nói chung thật sự
là nơi “ hội nhân hội thủy” . Cư dân Phùng Nguyên là những người đầu tiên xây móng đắp nền để cho châu thổ Bắc Bộ trở thành cái nôi của các nền văn minh truyền thống dân tộc : Văn minh Việt cổ, văn minh Đại Việt và văn minh Việt Nam.
Phần trưng bày văn hóa Phùng Nguyên với 139 hiện vật, đó là những hiện vật vô giá, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng của các công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, với các chất liệu đá, gốm, xương. Đặc biệt có những hiện vật quý hiếm trong toàn quốc như nha chương ở Phùng Nguyên, tượng đầu gà ở Xóm Rền, các họa tiết trang trí tinh xảo trên đồ gốm, đồ trang sức bằng đá… đã gây được ấn tượng cho những ai chưa một lần chứng kiến những di sản quý giá của buổi khởi nguyên nền văn minh thời đại các Vua Hùng. Chỉ tiếc rằng, phần trưng bày văn hóa Phùng Nguyên có ý nghĩa như vậy nhưng hiện nay thủ pháp trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương còn quá đơn giản và lạc hậu. Trong phần trưng bày này vẫn sử dụng những thiết bị trưng bày bảo tàng những năm 90. Chính vì thế, các thiết bị này chưa thực sự làm nổi bật giá trị và ý nghĩa của những hiện vật. Nên chăng, bảo tàng Hùng Vương cần có sự đầu tư nhiều hơn về hình thức để phần trưng bày thực sự thu hút được khách tham quan. Hi vọng trong thời gian sắp tới, bảo tàng sẽ khắc phục được những tồn tại trong trưng bày, để phần trưng bày về nền văn hóa Phùng Nguyên cũng như những nội dung trưng bày khác tại bảo tàng ngày càng hoàn thiện hơn.
Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế trong nội dung cũng như hình thức, song không thể phủ nhận được những điều ý nghĩa mà mọi người có được khi tham quan phần trưng bày này. Tìm hiểu nền văn hóa Phùng Nguyên chính là tìm hiểu về cội nguồn dân tộc Việt. Tham quan phần trưng bày văn hóa
Phùng Nguyên tại bảo tàng Hùng Vương chính là một cách để có được những tri thức vô cùng quý báu đó.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA BẢO TÀNG
PHỤ LỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích. Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, NXB Khoa học xã hội năm 1978.
2. Hoàng Xuân Chinh. Vĩnh Phú thời tiền sơ sử, Sở VHTT – TT Phú Thọ năm 2000.
3. Hoàng Xuân Chinh. Một sô bảo cáo về khảo cổ học Việt Nam, Đội Khảo cổ học xuất bản năm 1966.
4. Lâm Thị Mỹ Dung. Thời đại đồ đồng, NXB Đại hoc Quốc gia Hà Nội năm 2004.
5. Lê Xuân Diệm. Các giai đoạn phát triển văn hóa thời Hùng Vương, Khảo cổ học số 9.
6. Lê Xuân Diệm., Hoàng Xuân Chinh. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu, NXB Khoa học xã hội năm 1983.
7. Nguyễn Đăng Duy. Văn hóa Việt Nam buổi đầu dựng nước, NXB Hà Nội năm 2003.
8. Lê Văn Hảo. Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, NXB Thanh Niên năm 1982.
9. Phạm Lý Hương. Chất liệu gốm và phương pháp nghiên cứu nó, Khảo cố học số 4 năm 1989.
10. Lê Văn Lan, Phạm Văn Kỉnh, Nguyễn Linh. Những vết tích đầu tiên của thời đại đồ đồng thau ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội năm 1963.
11. Hà Văn Phùng, Nguyễn Duy Tỳ. Di chỉ khỏa cổ học Gò mun. NXB Khoa học xã hội năm 1982.
12. Hà Văn Phùng, Trần Thị Bằng. Các di chỉ khảo cổ học trên vùng đồi Vĩnh Phú năm 1974. Khảo cổ học số 16 năm 1974.
13. Đặng Phong. Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội năm 1970.
14. Hán Văn Khẩn. Văn hóa Phùng Nguyên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
15. Hán Văn Khẩn. Thử phân giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên qua tài liệu gốm, Khảo cổ học số 19 năm 1976.