Phòng, trừ bệnh hại

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mạn mô đun chuẩn bị giống (Trang 46 - 50)

3. Phòng, trừ sâu bệnh hại cây con ở vươn ươm

3.2. Phòng, trừ bệnh hại

Trong điều kiện của vườn ươm hầu hết các yếu tố ngoại cảnh đều phù hợp cho sự phát sinh, phát triển và lây lan của dịch bệnh. Các yếu tố ấy bao gồm:

Ẩm độ không khí trong vườn luôn luôn cao: Vườn ươm là nơi mà ẩm độ không khí luôn luôn được duy trì ở mức độ cao nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng của cây con. Yếu tố này cũng rất phù hợp cho sự sinh sản và phát tán của các mầm bệnh hại.

Mật độ cây trong vườn dày đặc: Do phải tận dụng diện tích nên mật độ cây con trong vườn thường cao. Mật độ cây cao này càng làm gia tăng ẩm độ trong liếp ươm cây và khả năng tiếp xúc để lây lan mầm bệnh từ cây này sang cây khác trong khu vườn ươm.

Giai đoạn cây mẫn cảm: Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đều dễ dàng tấn công vào cây qua các bộ phận non của cây. Vì vậy giai đoạn cây con trong vườn ươm là giai đoạn cây rất dễ bị nhiễm bệnh.

Từ những đặc điểm thuận lợi cho sự phát triển của bệnh hại đã nêu trên chúng ta nhận thấy để phòng trị bệnh ngoài việc tác động vào ký sinh gây bệnh, việc tác động vào cây trồng và điều kiện sống bên ngoài bằng các biện pháp kỹ

thuật quản lý vườn có một ý nghĩa rất cơ bản. Khi sản xuất cây con trong vươn ươm thường gặp thường gặp một số loại bệnh hại sau:

a) Bệnh lở cổ rễ:

Là loại bệnh hại rễ phổ biến đối với nhiều loài cây con ở vươn ươm.

Triệu chứng của bệnh: Bệnh có thể xảy ra ở 2 giai đoạn: - Giai đoạn trước khi

cây mọc mầm, lúc mà các tử diệp của cây chưa nhô ra khỏi vỏ hạt thì đã bị nấm tấn công.

- Giai đoạn sau khi cây mọc mầm: lúc tử diệp đã xuất hiện cho đến khi cây được vài đôi lá. Tuy nhiên, phổ biến nhất là lúc cây có đôi lá đầu tiên đến khi cây có đôi lá thứ 3. Ðôi khi cây cũng có thể bị tấn công ở giai đoạn muộn hơn.

Ngoài ra, cây sau khi ra ngôi đến vài tháng cũng có thể bị nhiễm bệnh. Vết bệnh thường xuất hiện ở phần gốc gần mặt đất. Phần mô bị bệnh hơi lõm vào, có màu nâu, sũng nước và lây lan rất nhanh. Khi vết bệnh lan rộng, cây con thường bị ngã rạp. Bộ rễ của cây thường bị thối đen. Bệnh thường xuất hiện từng cụm trên líp ươm, sau đó lan nhanh sang xung quanh. Ðối với những cây bị tấn công muộn, cây bị héo nhưng vẫn đứng chứ không bị ngã rạp như khi cây bị tấn công sớm.

Tác nhân:

- Bệnh có thể do nhiều loại nấm lưu tồn trong đất như: Phytophthora spp, Rhizoctonia solani, Slerotium spp, Fusarium spp. gây ra. Nếu do nấm Slerotium gây hại thì trên mặt đất gần gốc cây bệnh có thể nhìn thấy các hạch nấm tròn màu nâu. Trong khi nấm Rhizoctonia tạo nên các hạch nấm tròn dẹp và bề mặt hạch nấm sần sùi.

- Trong các vườn ươm cây con ở đồng bằng Sông Cửu Long nấm Rhizoctonia được thấy khá phổ biến hơn. Triệu chứng điển hình nhất của nấm này là làm cho cây bị teo thắt phần cổ rễ và làm cho cây bị chết. Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất. Chúng phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện đất có ẩm độ cao, thiếu ánh nắng như ở vườn ươm. Ngoài ra, cây con có nhiều mô non tiếp xúc với mặt đất, do vậy nấm bệnh dễ dàng xâm nhiễm. Bệnh này đặc biệt phát triển mạnh những lúc mưa kéo dài, luống ươm hay bầu đất bị ứ đọng nước.

Biện pháp phòng trị:

Ðối với bệnh này phòng ngừa là quan trọng hơn hết. Ðể phòng ngừa bệnh, hạt giống trước khi gieo cần được xử lý bằng nước nóng 52 - 540C, thời gian tùy thuộc vào từng loại hạt. Những hạt có vỏ dày, cứng thời gian xử lý hạt có thể dài hơn. Thuốc trừ nấm cũng được khuyến cáo xử lý cho hạt trước khi bảo quản và gieo trồng như Zineb, Benomyl, Mancozeb hoặc Rovral. Việc kết hợp giữa thuốc trừ nấm và xử lý nhiệt sẽ cho hiệu quả phòng trừ bệnh cao hơn. Ðất gieo hạt hoặc đất ở các luống ương cây giống cũng cần phải được xử lý trước khi gieo. Có thể sử dụng Formalin xông hơi với vải bạt đậy bên ngoài trong 3 ngày hoặc dùng một số loại thuốc trừ nấm để xử lý đất như Kitazin, Rovral. Sau đó phun thuốc lên cây con ở giai đoạn sau khi cây nẩy mầm cho đến khi cây cao 15 - 20 cm. Cần duy trì độ ẩm thích hợp cho cây phát triển nhưng không quá cao. Cần thiết phải cho đất được tơi xốp không úng nước. Kiểm soát bệnh bằng chế độ phun thuốc định kỳ mỗi khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc gốc đồng. Tỉa bỏ các bộ phân bị nhiễm bệnh nặng và tiêu hủy.

b. Bệnh nấm phấn trắng (Mốc sương):

Là loại bệnh hại lá đối với nhiều loài cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

Tác hại: Cây bị bệnh nhẹ vẫn sinh trưởng nhưng chậm, cây bị bệnh nặng sẽ chết.

Triệu chứng:

- Bột trắng mịn ở cả 2 mặt lá, sau chuyển sang màu xám. - Lá bị bệnh nặng có màu đen.

- Lá xoăn, cứng dòn, khô từ mép lá.

Nguyên nhân gây bệnh:

- Nấm gây bệnh

- Độ ẩm đất và không khí cao, thiếu ánh sáng.

Phòng trị bệnh:

- Phòng bệnh: Thuốc booc đô 0,5% hoặc benlate 0,15% định kỳ 1 tháng/lần

- Trị bệnh: Ngắt lá bị bệnh, nhổ cây bị bệnh nặng tập trung đốt, Phun thuốc lưu huỳnh - vôi nồng độ 1/60 hoặc zinep 0,3  0,5g/1lít

c) Bệnh thối nhũn

Gây hại nặng vào những năm mưa nhiều. Ở cây con khi xuất hiện 2 lá sò, 1 lá thật.

Vết bệnh đầu tiên là giọt dầu nhỏ sau biến thành màu nâu nhạt lan rộng nhanh chóng dẫn đến mô bệnh thối nhũn có mùi hôi. Lá bên ngoài bị héo vào ban ngày, ban đêm phục hồi (bệnh nhẹ). Nếu bệnh nặng lá héo hoàn toàn không phục hồi. Ở chỗ thối có dịch nhày màu trắng xám, lá bệnh khô hoàn toàn, bệnh không gây hại hoàn toàn trên lá mà từng chỗ.

Vi khuẩn có tính kí sinh yếu, xâm nhập qua vết thương, tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất, dụng cụ chăm sóc khi làm đồng, trên cơ thể côn trùng, đặc điểm là truyền qua hạt được.

Vi khuẩn có thể tồn tại qua nhiều ký chủ khác nhau. Vi khuẩn tồn tại được 15 ngày nếu ta không tách nó ra khỏi kí chủ. Mưa nhiều ẩm độ cao dẫn đến bệnh nặng. Ẩm độ cao vết thương ẩm nước, cây thiếu oxy, khó hàn gắn vết thương. Côn trùng chẳng những là môi giới mà còn là tác nhân truyền bệnh. Vi khuẩn tồn tại ở miệng, tuyến nước bọt của côn trùng (bọ nhảy, sâu xanh).

d) Sử dụng một số biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch bệnh gây hai cây con ở vươn ươm

Để phòng trừ sâu bệnh hại có kết quả tốt cần phải kết hợp biện pháp hoá học và biện pháp sinh học. Nội dung biện pháp sinh học:

- Làm cỏ, xới đất, phát quang

- Làm bả độc (đã đề cập trong phòng trừ dế và sâu xám)

- Lợi dụng các loài chim sâu và côn trùng có ích để diệt sâu hại.

- Tận dụng những cây sẵn có ở địa phương để làm thuốc trừ sâu:

Cây dây mật (cây ruốc cá): Loại dây leo có từ 7 chét lá trở lên, băm nhỏ, ngâm trong nước lã 4  6 giờ (đối với mùa hè); 6  12 giờ (đối với mùa đông). Chắt lấy nước pha thêm 0,2%  2% xà phòng. Phun theo tỷ lệ 150  200g thuốc pha với 20 lít nước, phun ướt đẫm.

Cây thuốc lá, cây thuốc lào: Dùng cây thuốc lá, cây thuốc lào hoặc chế phẩm phơi khô nghiền thành bột làm thuốc trừ sâu hoặc 1kg thuốc lá, thuốc lào khô + 10 lít nước + 0,2kg vôi sống ngâm trong 24 giờ, lọc lấy nước pha loãng 15  20 lần thêm 0,2% xà phòng để phun.

Dùng hạt của cây củ đậu hoặc lá xoan... nghiền nhỏ, pha với 0,2% xà phòng rồi đem phun trừ sâu.

- Thuốc trừ sâu vi sinh:

Thuốc vi khuẩn BT là phổ biến nhất gây độc qua miệng vào ruột, liều dùng 1  5g/1lít nước/36m2

Thuốc BT thiên nông diệt trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá... liều dùng 1 gói 100g pha 60 lít nước phun ướt đẫm.

- Làm bẫy diệt bộ rầy và côn trùng

Đào hố có kích thước 2m x 1m x 0.4m, đáy hố được lót ni lông kín để dựng nước

Bảng có kích thước 1,8m x 1m hai cạnh bảng được nối với hai chân có chiều cao 2m, giữa bảng tạo mộ lỗ để treo bóng điện sao cho sáng cả hai mặt bảng. Vật liệu làm mặt bảng lên chọn những loại có khả năng phản quang ánh sáng tốt, mặt bảng nhẵn bóng

Dựng bảng ở giữa hố nước, tối đến ta thắp bóng để dụ côn trùng gây hại tới khi không có chỗ đậu chúng bị rơi xuống hố nước và chết

Mật độ bẫy đặt: Tuy từng điều kiện và mức độ gây hại của côn trùng chúng ta có thể đặt bẫy nhiều hay ít, trung bình 1 bẫy/sào bắc bộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mạn mô đun chuẩn bị giống (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)