Câu hỏi và bài tập thực hành

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mạn mô đun chuẩn bị giống (Trang 55)

1. Câu hỏi

1.1. Thế nào là vươn ươm cây giống? Thiết kế và sử lý thực bì trong xây dựng vươn ươm?

1.2. Nêu cơ sở khoa học, ưu và nhược điểm của tạo cây con từ hạt?

1.3. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật lên luống nổi có gờ? 1.4. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật đóng bầu?

1.5. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật cấy cây mầm vào bầu?

1.6. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật pha thuốc Booc đô? 1.7. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật nấu thuốc lưu huỳnh vôi?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 2.1.1: Lên luống nổi có gờ 2.2. Bài thực hành số 2.1.2: Đóng bầu

2.3. Bài thực hành số 2.1.3: Xử lý hạt giống bằng nước nóng 2.4. Bài thực hành số 2.1.4: Gieo hạt lên luống

2.5. Bài thực hành số 2.1.5: Gieo hạt vào bầu 2.6. Bài thực hành số 2.1.6: Cấy cây mầm vào bầu

2.7. Bài thực hành số 2.1.7: Chăm sóc cây con trong vươn ươm

2.8. Bài thực hành số 2.1.8: Pha thuốc Booc đô bằng phương pháp pha hai chậu

2.9. Bài thực hành số 2.1.9: Pha thuốc Booc đô bằng phương pháp pha ba chậu

2.10. Bài thực hành số 2.1.10: Nấu thuốc lưu huỳnh vôi

C. Ghi nhớ

- Trình tự các bước lên luống nổi có gờ - Trình tự các bước đóng bầu

- Trình tự các bước xử lý hạt giống bằng nước nóng - Trình tự các bước gieo hạt lên luống

- Trình tự các bước gieo hạt vào bầu - Trình tự các bước cấy cây con vào bầu - Chăm sóc cây con trong vươn ươm

- Trình tự các bước điều chế dung dịch thuốc Booc đô - Trình tự các bước nấu thuốc lưu huỳnh vôi

Bài 2: Nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành Mục tiêu

- Nhắc lại được ưu, nhược điểm và thời vụ chiết cành.

- Trình bày được nội dung trình tự các bước nhân giống đào, lê, mận bằng phương pháp chiết cành.

- Nhân được cây giống đào, lê, mận bằng phương pháp chiết đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Đảm bảo an toàn lao động, cẩn thận và ý thức trách nhiệm trong công việc, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường.

A. Nội dung

1. Nguyên lý chiết cành 1.1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở khoa học

Ở thực vật thân gỗ nói chung, các loài cây ăn quả nói riêng luôn luôn có hai dòng năng lượng chuyển vận. Dòng dinh dưỡng khoáng đi từ rễ lên lá được gọi là dòng nhựa nguyên, dòng năng lượng được tổng hợp thông qua quá trình quang hợp sẽ từ lá chuyển xuống rễ thông qua mạch libe được gọi là dòng nhựa luyện. Khi tiến hành chiết cành thao tác khoanh vỏ cây và cạo phần libe sẽ làm tắc dòng nhựa luyện, ở vết cắt sẽ hình thành lên các mô sẹo.

Các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên (Auxin, cytokinin) tập trung nhiều ở phần non trong cây sẽ chuyển dần xuống dưới và lắng đọng ở mô sẹo kích thích cho mô sẹo ra rễ.

1.2. Ưu, nhược điểm

a) Ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản. - Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

b) Nhược điểm của phương pháp chiết cành

- Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

- Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

1.3. Thời vụ chiết

- Vụ thu đông: chiết vào tháng 8 - 9

Trước khi chiết cành cần chăm sóc cây mẹ từ 1 - 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

2. Chuẩn bị các điều kiện chiết cành 2.1. Dụng cụ 2.1. Dụng cụ

2.2. Nguyên vật liệu

- Dây buộc:

Có thể dùng lạt hoặc dây ni lông

- Ni lông bó bầu: Dùng ni lông trong kích thước 30-35 cm x 45-50 cm - Hỗn hợp ruột bầu: Thành phần hồn hợp ruột bầu: 50% đất bùn ao phơi khô đập nhỏ 40% rơm rạ mục băm nhỏ 10% phân hữu cơ hoai

mục và nước. Trộn đều các thành phần trên.

Hình 2.2.1: Bộ dụng cụ chiết cành

(a. Dao chiết; b. Kìm bóc vỏ; c. Kéo cắt cành đa năng)

b c

a

Độ ẩm của hỗn hợp khoảng 60  70% là được. Kiểm tra độ ẩm hỗn hợp bằng cách nắm hỗn hợp trong tay khi buông ngón tay ra thấy nắm hỗn hợp còn nguyên vẹn, có hình vân tay, có cảm giác mát nhưng không chảy nước ra kẽ ngón tay. Hoặc kiểm tra bằng cách vê con giun đường kính khoảng 0,5 cm khi cuộn tròn không bị đứt là được.

Yêu cầu hỗn hợp đủ ẩm, xốp, không gây độc tố

2.3. Chuẩn bị cây chiết

- Cây mẹ trước khi chiết cành cần được chăm sóc tốt đảm bảo khỏe mạnh trước khi đưa vào nhân giống

- Tưới nước 1lần/ngày

- Bón phân NPK từ 2 - 4 kg/lần/ gốc định kỳ 15 ngày/lần - Thời gian chăm sóc 1 - 2 tháng trước khi chiết cành 3. Chiết cành

Công việc chiết cành cần tuân theo trình tự sau:

Hình 2.2.4: Nắm hỗn hợp đất để chuẩn bị bó bầu Hình 2.2.3: Trộn đất với chất độn để bó bầu Chọn cành chiết Khoanh và bóc vỏ Bó bầu

3.1. Chọn cành chiết

Tiêu chuẩn cây mẹ

- Ra hoa kết quả từ 3 năm trở lên,

- Năng suất cao, ổn định qua nhiều mùa vụ - Quả có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cây sinh trưởng tốt, tán lá đều, không sâu bệnh.

Chọn cành chiết

- Vị trí cành chọn để chiết cành nằm ở bìa tán, nhận được nhiều ánh sáng, không sâu bệnh

- Độ tuổi cành chiết 12 đến 24 tháng có mầu nâu tươi, đường kính 1  2 cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh

- Cành phân nhiều nhánh

Đối với mỗi cây chỉ nên chiết một số cành nhất định, không nên chiết quá nhiều cành cùng một lúc vì cây sẽ bị yếu và sinh trưởng kém.

* Chú ý: Trong thực tế có thể chiết cành đường kính <1 cm hoặc >2 cm

(tùy thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của từng loài cây).

3.2. Khoanh và bóc vỏ

Vị trí: Khoanh vỏ cách chỗ phân cành đầu tiên khoảng 15  20cm.

Khoanh vỏ: Dùng kéo vệ sinh cành chiết, dùng dao sắc khoanh một vòng tròn cắt đứt phần vỏ cây, chiều dài khoanh vỏ gấp 1,5  2 lần đường kính cành chiết.

Bóc vỏ: Dùng mũi dao rạch một đường dọc theo chiều dài của đoạn khoanh vỏ, tách lớp vỏ đã khoanh.

Cạo tượng tầng: Với

cây không có nhựa mủ như Đào, Lê, Mận... phải dùng giẻ sạch hoặc quay sống dao cạo sạch tượng tầng.

Nếu cây có nhựa mủ như mít, xoài, hồng xiêm... cạo nhẹ hoặc không cạo tượng tầng rồi để ráo nhựa 2  10 ngày tuỳ theo thời tiết. Cũng có thể để một cầu vỏ nhỏ khoảng 1 mm.

Bảng 04. Thời vụ chiết và thời gian để ngỏ sau khi khoanh vỏ một số loài cây

TT Loài cây Thời vụ chiết Thời gian để ngỏ sau khi khoanh vỏ

1 Đào Tháng 3 - 4 và 8 -9 4 - 7 ngày

2 Lê Tháng 3 - 4 và 8 -9 3 - 5 ngày

3 Mận Tháng 3 - 4 và 8 -9 2 - 3 ngày

4 Vải thiều Tháng 3 - 4 và 8 -9 4 - 7 ngày

5 Nhãn Tháng 3 - 4 và 10 4 - 7 ngày

6 Cam Tháng 3 - 4 và 8 – 9 4 - 5 giờ

7 Quýt Tháng 3 - 4 và 8 – 9 4 - 5 giờ

8 Bưởi Tháng 3 - 4 và 8 – 9 4 - 5 giờ

9 Hồng xiêm Sau đông chí 1 tuần 7 - 10 ngày

10 Ngọc lan Sau đông chí 5 - 7 ngày

11 Hoa hồng Tháng 3 - 4 và 8 – 9 2 - 3 ngày

12 Hải đường Tháng 3 – 4 3 - 4 ngày

* Chú ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi khoanh vỏ không phạm vào phần gỗ

- Không nên để khoảng cách giữa hai vết khoanh quá dài hoặc quá ngắn. 3.3. Bó bầu

Buộc giấy ni lông:

Chia chiều dọc của mảnh giấy ni lông làm 3 phần, gập 2 đầu chồng lên nhau khoảng 1/2 đến 2/3 chiều dọc mảnh giấy, mảnh ngoài quay xuống phía dưới

Buộc giấy ni lông thật chặt ở đầu trên của vết khoanh vỏ để nước

8 - 10cm 15 - 20cm 12 - 15cm

không vào trong bầu.

Đắp hỗn hợp:

Lật ngược giấy ni lông lên, bẻ đôi nắm hỗn hợp, áp sát vào vết khoanh vỏ sao cho vi trí bóc vỏ nằm giữa nắm hỗn hợp. Kéo ni lông trùm lên hỗn hợp sao cho chỗ nối giữa hai đầu của mảnh ni lông ở phía dưới để nước mưa không vào trong hỗn hợp bầu.

Kích thước của bầu thường: rộng 8  10 cm, dài 12  15 cm. Tâm bầu trùng với tâm chỗ khoanh vỏ.

* Chú ý:

- Nếu sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng thực vật để cành chiết ra rễ nhanh thì cho thuốc vào đầu trên của chỗ khoanh vỏ hoặc có thể cho vào hỗn hợp ruột bầu.

- Các loại thuốc kích thích sinh trưởng thực vật thường dùng: IBA, IAA, NAA, 2,4D... nồng độ 20  50 phần triệu thường mua ở dạng thương phẩm.

- Nếu cành chiết ở sát mặt đất, gỗ thuộc loại mềm dễ uốn thì có thể dùng cọc có móc để hãm cành không bật lên, dùng hỗn hợp bó bầu để đắp kín vị trí đã chiết.

4. Cắt, giâm cành chiết 4.1. Cắt cành chiết.

Sau khi chiết khoảng 1,0 đến 1,5 tháng cành bắt đầu ra rễ, sau 2,5 đến 3 tháng khi thấy rễ phân nhánh cấp 2 có màu hơi vàng thì dùng cưa hoặc kéo sắc cắt cành chiết cách bầu khoảng 1cm.

Cắt cành chiết xong có thể trồng ngay nếu đúng thời vụ hoặc đối với những loài cây dễ sống như Đào, Lê, Mận... Nếu không đúng thời vụ trồng thì phải giâm cho rễ hoàn thiện mới đem trồng.

Một số loài cây khó ra rễ hoặc cành chiết ra rễ ít để đảm bao cho cành chiết có tỷ lệ sống cao ta có thể tiến

hành cắt cành làm 2 đến 3 lần, mỗi lần Hình 2.2.8: Bầu chiết có bộ rễ đủ tiêu chuẩn để cắt Hình 2.2.7: Bó bầu cành chiết thấp

cắt một phân cành chiết và cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Mục đích để cho cành chiết dần thích nghi với điều kiện thiếu dinh dưỡng và hoàn thiện dần chức năng bộ rễ.

Xử lý cành chiết au khi cắt được tiến hành theo các bước sau:

- Cành chiết cắt xong đưa vào nơi thoáng mát - Tiến hành cắt bỏ bớt 2/3 đến 3/4 số lá trên cành

- Cắt bớt chiều dài những cành nhỏ quá dài trên cành chiết - Bó cành chiết thành từng bó từ 5 - 10 cành

- Vận chuyển cành chiết về vườn giâm

- Ngâm nước để diệt kiến và bổ sung nước cho bầu chiết sau cắt

- Xếp dầy cành chiết ngọn hướng lên trên ở khu vực thoáng mát, không có nắng

4.2. Giâm cành chiết Chuẩn bị vườn giâm cành chiết: Vườn giâm cành chiết đất phải được làm nhỏ, lên luống và xử lý mầm bệnh như làm đất gieo hạt và tiến hành căng lưới đen che bớt 50 -75% ánh sáng

Ngâm bầu của cành chiết vào nước sạch từ 5 đến 10 phút để loại bỏ kiến ở trong bầu chiết và để bầu chiết hút nước đủ ẩm

Bó các cành con của cành chiết lại bằng

lạt hoặc dây ni lông để cành chiết khi xếp vào luống giâm đỡ tốn diện tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháo giấy ni lông bọc bầu chiết sau đó nhúng bầu chiết vào dung dịch bùn ao hoặc phù xa sền sệt có pha thêm 1% phân supe lân để lớp bùn bám đều quanh bầu chiết. Xếp cành chiết thành luống trên vườn giâm đã được che nắng Tiến hành tưới phun 3 - 5 lần /ngày khi thấy trên mặt bầu chiết rễ tiếp tục tái sinh thì tiến hành giâm cành.

a) Giâm cành chiết vào bầu

Giâm vào bầu đan bằng tre nứa hoặc túi ni lông kích thước 25 x 30cm, hỗn hợp bầu gồm đất bùn ao phơi khô đập nhỏ 80%, phân chuồng hoai 20%, ngoài ra có thêm trấu, mùn cưa hoặc sơ dừa.

b) Giâm cành chiết vào cát ẩm

Giâm cành chiết vào cát ẩm, độ ẩm của cát khoảng 70%

Hỗn hợp đắp thêm thường dùng đất bùn ao phơi khô đập nhỏ 80%, phân chuồng hoai 20%, độ ẩm của hỗn hợp 60%, dùng rơm rạ bọc bên ngoài.

5. Chăm sóc cành chiết sau giâm 5.1. Chăm sóc 5.1. Chăm sóc

- Tưới nước đủ ẩm cho cây giâm ở vườn ươm

- Dỡ bớt dàn che để mở sáng khi đợt lộc non thứ nhất lá sắp thành thục - Xới đất phá váng, làm cỏ để cành giâm sinh trưởng tốt

- Phòng trừ sâu bệnh hại cây giâm trong vườn

Hình 2.2.10: Giâm cành chiết vào bầu

Hình 2.2.11: Giâm cành chiết vào cát ẩm

(a. Tháo bỏ giấy nilông; b. Đắp thêm hỗn hợp; c. Giâm cành vào cát)

- Cắt tỉa cành cây giâm để cây có bộ khung tán cân đối - Bứng cây đem trồng khi có điều kiện thời tiết thuận lợi. 5.2. Cắt tỉa, tạo hình cành chiết trong vườn giâm

a) Nguyên tắc tỉa để tạo hình

- Tạo 2 - 3 thân chính, tới một độ cao nhất định thì bấm ngọn đi để các chồi bên phát triển

- Tạo từ 2- 3 cành cấp 1 mọc đều về các hướng làm các cành chính. Tạo cho cành hợp với thân một góc 450

để chạc cây được khoẻ

- Cành cấp 2 nên giữ lại 3- 4 cành mọc xa thân để tán cây được thoáng

b) Xác định mức độ tỉa cành tạo hình

- Tuỳ thuộc vào khả năng ra cành của từng loài cây để xác định mức độ tỉa cành cho phù hợp, với chồi vượt phải tỉa sạch sát thân.

- Khi cây có thân chính cao 40 - 50cm, bấm nhẹ trên ngọn để thân chính ra 4 cành cấp 1 về 4 hướng.

- Khi cành cấp 1 cao 25 - 30cm tiếp tục bấm nhẹ trên đỉnh cành cấp 1 để cây tiếp tục ra cành cấp 2 ...

c) Tỉa cành non

- Bấm ngọn bằng kéo, yêu cầu cắt đúng vị trí cách đỉnh mầm muốn chừa lại chừng 5 mm có mặt vát nghiêng 450 và ngược chiều với với mầm muốn chừa lại.

- Bấm ngọn cành cấp 1 để hình thành cành cấp 2 như trên. 6. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Chọn cành đào, lê, mận chiết để trồng theo tiêu chuẩn sau:

- Đã được nuôi dưỡng trong vườn giâm và đảo bầu trước khi đem trồng từ 15 - 20 ngày.

- Có đường kính gốc từ 1,5 - 2cm, có 2 - 3 nhánh, có chiều cao từ 80cm - 90cm, sạch sâu bệnh.

- Cành được chiết từ cây mẹ có nguồn gốc lý lịch rõ ràng có năng suất cao, phẩm chất tốt được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cây giống tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

a) câu hỏi tự luận

Câu 1: Thế nào là chiết cành?

Câu 2: Trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp chiết cành? Câu 3: Người ta thường chiết đào, lê, mận khi nào ?

Câu 4: Trình bày cách chọn cành đào, lê, mận để chiết?

Câu 5: Trình bày các thao tác tiến hành chiết cành đào, lê, mận? Câu 6: Trình bày cách cắt cành chiết và xử lý cành chiết?

Câu 7: Trình bày cách giâm cành chiết và chăm sóc cành chiết sau giâm? Câu 8: Trình bày tiêu chuẩn giống cây đào, lê, mận chiết dùng để trồng?

b) Câu hỏi trắc nghiệm

Kiểm tra trắc nghiệm đa lựa chọn về các bước tiến hành nhân giống đào, lê, mận bằng phương pháp chiết cành.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mạn mô đun chuẩn bị giống (Trang 55)