Điều chế một số loại thuốc phòng trừ bệnh hại cây con

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mạn mô đun chuẩn bị giống (Trang 50)

3. Phòng, trừ sâu bệnh hại cây con ở vươn ươm

3.3.Điều chế một số loại thuốc phòng trừ bệnh hại cây con

3.3.1. Thuốc Booc đô

Đặc điểm: Thuốc ở dạng dung dịch màu xanh da trời tươi, lâu lắng đọng.

Công dụng: Dùng để phun phòng, trừ bệnh do nấm gây nên như bệnh lở cổ rễ, rơm lá thông, mốc sương, đốm than, rụng lá, loét vỏ do vi khuẩn. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích cây sinh trưởng. Nồng độ thường dùng từ 0,5%  1%.

Nguyên liệu pha thuốc Booc đô:

- Nước sạch

- Phèn xanh (CuSO4)

- Vôi (vôi sống hoặc vôi tôi).

Chú ý:

Nồng độ thuốc Booc đô 0,5% pha thuốc theo công thức: 1 phần phèn xanh + 1 phần vôi sống hoặc 1,3 phần vôi tôi + 200 phần nước

Nồng độ 1% pha thuốc theo công thức: 1 phần phèn xanh + 1 phần vôi sống hoặc 1,3 phần vôi tôi + 100 phần nước

Được phép lấy lượng nước cần thiết để pha thuốc bằng lượng dung dịch cần phải pha.

Liều lượng phun các loại thuốc thường 1 lít /4  5 m2.

Trình tự các bước pha chế dung dịch thuốc Booc đô

Tính toán các nguyên liệu để pha thuốc:

Ví dụ: Hãy tính các nguyên liệu để pha thuốc Booc đô phun phòng bệnh lở cổ rễ cho loài cây mỡ trên diện tích 20m2, nồng độ cần pha 0,5%, liều lượng phun 1lít/4m2. Lượng thuốc pha dự phòng: 10%

Giải:

- Lượng dung dịch tính được là: 20m2 : 4m2/lít = 5 lít - Lượng thuốc dự phòng là: lit lít 0,5 100 10 5 

- Lượng dung dịch cần pha là: 5 lít + 0,5 lít = 5,5lít

- Lượng nước cần pha thuốc bằng lượng dung dịch cần pha bằng 5,5 lít. - Nồng độ 0,5% có nghĩa là có 5 g phèn xanh trong 1 lít dung dịch vậy trong 5,5 lít dung dịch lượng phèn xanh là: 5,5 lít x 5 g/1lít = 27,5 gam

- Lượng vôi sống bằng lượng phèn xanh = 27,5g - Lượng vôi tôi là: 27,5 g x 1,3 = 35,75 g

Cách pha thuốc bằng 3 chậu: Chia lượng

nước cần để pha thuốc thành 2 phần bằng nhau

Hình 2.1.66: Phương pháp pha thuốc băng 3 chậu Tính toán thành phần nguyên liệu Cân nguyên liệu Hòa nguyên liệu Điều chế dung dịch

Cách pha thuốc bằng 2 chậu: Chia lượng

nước để pha thuốc chia làm 3 phần. 1 phần để hoà tan vôi, 2 phần nước dùng để hoà tan phèn xanh.

* Chú ý: Không

đổ dung dịch vôi sang dung dịch phèn xanh, pha thuốc xong sử dụng ngay, không để lâu quá 12 giờ vì thuốc kết tủa làm giảm tác dụng.

3.3.2. Thuốc lưu huỳnh - vôi

Đặc điểm: Thuốc ở dạng dung dịch màu nâu đỏ trong, có mùi nặng, có tính kiềm.

Công dụng: Dùng để phun trừ bệnh phấn trắng ở các loài keo, xoăn lá đào, gỉ sắt, đốm than, thảm lông, phun trừ rệp và nhện đỏ gây bệnh cho cây.

Nồng độ thường dùng: Vào mùa đông phun thuốc có nồng độ 0,2  0,50be tức là 1/128  1/51 (Nồng độ 1/128 có nghĩa là hòa một phần thuốc vào trong 128 phần nước lã, nồng độ 1/51 có nghĩa là hòa một phần thuốc vào trong 51 phần nước lã). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình tự các bước nấu thuốc lưu huỳnh - vôi

Cách nấu lưu huỳnh - vôi: Tỉ lệ các nguyên liệu như sau: -1 lít nước sạch

Hình 2.1.67: Phương pháp pha thuốc băng 2 chậu

Hoà vôi dạng hồ Gạn lấy nước trong Đun dung dịch Đổ lưu huỳnh vào hồ vôi Đổ thêm phần nước còn lại

-0,2 kg bột lưu huỳnh

-0,1 kg vôi sống hoặc 0,13 kg vôi tôi. - Hoà vôi dạng

hồ: Lấy 200 ml nước trong 1 lít nước dùng nấu thuốc lưu huỳnh - vôi để hoà vôi dạng hồ.

- Đổ dần bột lưu huỳnh vào hồ vôi, vừa đổ vừa khuấy đều

- Đổ 800 ml nước còn lại vào hồ lưu huỳnh - vôi, khuấy đều. - Đun sôi dung dịch lưu huỳnh - vôi 40 phút, khuấy đều, luôn bổ xung lượng nước đã bốc hơi bằng nước sôi. Thuốc có màu nâu đỏ sẫm.

- Bắc nồi thuốc ra khỏi bếp, khi nguội gạn lấy nước trong được nước cốt khoảng 220 Be đựng trong bình (chai) miệng hẹp nút kín, chặt để bảo quản.

* Chú ý: Khi đun thuốc luôn giữ cho ngọn lửa vừa phải, không để thuốc

trào ra ngoài

3.3.3. Sử dụng thuốc trừ sâu

3.3.3.1. Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trừ sâu

Muốn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cao cần thực hiện 4 đúng: - Dùng đúng loại thuốc: Tuỳ theo từng loài sâu hại, từng loại bệnh hại mà chọn loại thuốc cho phù hợp.

- Dùng thuốc đúng lúc: Dùng thuốc khi sâu, bệnh còn ở diện hẹp, giai đoạn sâu non đã phát triển dễ mẫn cảm với thuốc, phun thuốc vào lúc trời râm mát. - Dùng thuốc đúng nồng độ, đủ liều lượng

- Sử dụng đúng kỹ thuật.

Chú ý:

- Không dùng thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng.

Hình 2.1.68: Đổ bột lưu huỳnh vào vôi

- Không dùng thuốc khi không có nhãn hiệu rõ ràng - Không dùng thuốc khi không rõ nguồn gốc.

- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn ghi trên bao bì bên ngoài (Nồng độ, liều lượng, thời hạn sử dụng, đặc trị loại sâu, bệnh).

3.3.3.2. Cách phun

Dụng cụ phun thuốc hoá học chủ yếu sử dụng bình bơm tay gọi là bình phun thuốc

- Đổ thuốc và nước vào bình qua màng lọc

- Đeo bình lên vai - Đẩy cần khởi động - Mở khoá vòi phun

Yêu cầu:

- Thuốc bám đều trên mặt luống hoặc trên lá

- Phun thuốc cao hơn ngọn cây khoảng 15 cm

Chú ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phun thuốc lúc trời râm mát - Phun xuôi chiều gió trừ sâu

- Sử dụng thuốc hoá học xong phải vệ sinh thân thể, dụng cụ, bảo hộ lao động ngay, không đổ nước rửa xuống gần nguồn nước sinh hoạt.

- Khi thuốc đầy bình áp suất thì dừng cần khởi động vài phút rồi tiếp tục đẩy cần khởi động.

- Thao tác lặp lại nhiều lần đến khi hoàn thành.

Hình 2.1.71: phun thuốc trừ sâu đúng cách Hướng gió

Hình 2.1.70: đổ nước và thuốc vào bình qua màng lọc

4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Bảng 03: Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

TT Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu cầu Ghi chú

1 Tuổi cây xuất vườn kể từ ngày

gieo cấy cây con vào bầu tháng 3 - 4

2 Chiều cao cây tính từ mặt bầu cm 30 - 50 Thân mọc thẳng 3 Số lá đã phát triển hoàn chỉnh Chiếc 6 - 8

4 Đường kính gốc mm > 3

5 Cây được đảo bầu Lần 1 - 2

6 Huấn luyện ngoài ánh sáng hoàn

toàn Ngày 10 - 15 Trước xuất vườn

7 Sâu bệnh hại Cây giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình

8 Kích thước bầu đất cm 9 x 13 hoặc

10 x 15 Có đục lỗ

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi

1.1. Thế nào là vươn ươm cây giống? Thiết kế và sử lý thực bì trong xây dựng vươn ươm?

1.2. Nêu cơ sở khoa học, ưu và nhược điểm của tạo cây con từ hạt?

1.3. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật lên luống nổi có gờ? 1.4. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật đóng bầu?

1.5. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật cấy cây mầm vào bầu?

1.6. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật pha thuốc Booc đô? 1.7. Nêu trình tự và nội dung từng bước của kỹ thuật nấu thuốc lưu huỳnh vôi?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 2.1.1: Lên luống nổi có gờ 2.2. Bài thực hành số 2.1.2: Đóng bầu

2.3. Bài thực hành số 2.1.3: Xử lý hạt giống bằng nước nóng 2.4. Bài thực hành số 2.1.4: Gieo hạt lên luống

2.5. Bài thực hành số 2.1.5: Gieo hạt vào bầu 2.6. Bài thực hành số 2.1.6: Cấy cây mầm vào bầu

2.7. Bài thực hành số 2.1.7: Chăm sóc cây con trong vươn ươm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.8. Bài thực hành số 2.1.8: Pha thuốc Booc đô bằng phương pháp pha hai chậu

2.9. Bài thực hành số 2.1.9: Pha thuốc Booc đô bằng phương pháp pha ba chậu

2.10. Bài thực hành số 2.1.10: Nấu thuốc lưu huỳnh vôi

C. Ghi nhớ

- Trình tự các bước lên luống nổi có gờ - Trình tự các bước đóng bầu

- Trình tự các bước xử lý hạt giống bằng nước nóng - Trình tự các bước gieo hạt lên luống

- Trình tự các bước gieo hạt vào bầu - Trình tự các bước cấy cây con vào bầu - Chăm sóc cây con trong vươn ươm

- Trình tự các bước điều chế dung dịch thuốc Booc đô - Trình tự các bước nấu thuốc lưu huỳnh vôi

Bài 2: Nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành Mục tiêu

- Nhắc lại được ưu, nhược điểm và thời vụ chiết cành.

- Trình bày được nội dung trình tự các bước nhân giống đào, lê, mận bằng phương pháp chiết cành.

- Nhân được cây giống đào, lê, mận bằng phương pháp chiết đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Đảm bảo an toàn lao động, cẩn thận và ý thức trách nhiệm trong công việc, bảo vệ cây trồng, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh môi trường.

A. Nội dung

1. Nguyên lý chiết cành 1.1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở khoa học

Ở thực vật thân gỗ nói chung, các loài cây ăn quả nói riêng luôn luôn có hai dòng năng lượng chuyển vận. Dòng dinh dưỡng khoáng đi từ rễ lên lá được gọi là dòng nhựa nguyên, dòng năng lượng được tổng hợp thông qua quá trình quang hợp sẽ từ lá chuyển xuống rễ thông qua mạch libe được gọi là dòng nhựa luyện. Khi tiến hành chiết cành thao tác khoanh vỏ cây và cạo phần libe sẽ làm tắc dòng nhựa luyện, ở vết cắt sẽ hình thành lên các mô sẹo.

Các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên (Auxin, cytokinin) tập trung nhiều ở phần non trong cây sẽ chuyển dần xuống dưới và lắng đọng ở mô sẹo kích thích cho mô sẹo ra rễ.

1.2. Ưu, nhược điểm

a) Ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản. - Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

b) Nhược điểm của phương pháp chiết cành

- Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

- Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

1.3. Thời vụ chiết

- Vụ thu đông: chiết vào tháng 8 - 9

Trước khi chiết cành cần chăm sóc cây mẹ từ 1 - 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

2. Chuẩn bị các điều kiện chiết cành 2.1. Dụng cụ 2.1. Dụng cụ

2.2. Nguyên vật liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dây buộc:

Có thể dùng lạt hoặc dây ni lông

- Ni lông bó bầu: Dùng ni lông trong kích thước 30-35 cm x 45-50 cm - Hỗn hợp ruột bầu: Thành phần hồn hợp ruột bầu: 50% đất bùn ao phơi khô đập nhỏ 40% rơm rạ mục băm nhỏ 10% phân hữu cơ hoai

mục và nước. Trộn đều các thành phần trên.

Hình 2.2.1: Bộ dụng cụ chiết cành

(a. Dao chiết; b. Kìm bóc vỏ; c. Kéo cắt cành đa năng)

b c

a

Độ ẩm của hỗn hợp khoảng 60  70% là được. Kiểm tra độ ẩm hỗn hợp bằng cách nắm hỗn hợp trong tay khi buông ngón tay ra thấy nắm hỗn hợp còn nguyên vẹn, có hình vân tay, có cảm giác mát nhưng không chảy nước ra kẽ ngón tay. Hoặc kiểm tra bằng cách vê con giun đường kính khoảng 0,5 cm khi cuộn tròn không bị đứt là được.

Yêu cầu hỗn hợp đủ ẩm, xốp, không gây độc tố

2.3. Chuẩn bị cây chiết

- Cây mẹ trước khi chiết cành cần được chăm sóc tốt đảm bảo khỏe mạnh trước khi đưa vào nhân giống

- Tưới nước 1lần/ngày

- Bón phân NPK từ 2 - 4 kg/lần/ gốc định kỳ 15 ngày/lần - Thời gian chăm sóc 1 - 2 tháng trước khi chiết cành 3. Chiết cành

Công việc chiết cành cần tuân theo trình tự sau:

Hình 2.2.4: Nắm hỗn hợp đất để chuẩn bị bó bầu Hình 2.2.3: Trộn đất với chất độn để bó bầu Chọn cành chiết Khoanh và bóc vỏ Bó bầu

3.1. Chọn cành chiết

Tiêu chuẩn cây mẹ

- Ra hoa kết quả từ 3 năm trở lên,

- Năng suất cao, ổn định qua nhiều mùa vụ - Quả có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp

- Cây sinh trưởng tốt, tán lá đều, không sâu bệnh.

Chọn cành chiết

- Vị trí cành chọn để chiết cành nằm ở bìa tán, nhận được nhiều ánh sáng, không sâu bệnh

- Độ tuổi cành chiết 12 đến 24 tháng có mầu nâu tươi, đường kính 1  2 cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh

- Cành phân nhiều nhánh

Đối với mỗi cây chỉ nên chiết một số cành nhất định, không nên chiết quá nhiều cành cùng một lúc vì cây sẽ bị yếu và sinh trưởng kém.

* Chú ý: Trong thực tế có thể chiết cành đường kính <1 cm hoặc >2 cm

(tùy thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của từng loài cây).

3.2. Khoanh và bóc vỏ

Vị trí: Khoanh vỏ cách chỗ phân cành đầu tiên khoảng 15  20cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoanh vỏ: Dùng kéo vệ sinh cành chiết, dùng dao sắc khoanh một vòng tròn cắt đứt phần vỏ cây, chiều dài khoanh vỏ gấp 1,5  2 lần đường kính cành chiết.

Bóc vỏ: Dùng mũi dao rạch một đường dọc theo chiều dài của đoạn khoanh vỏ, tách lớp vỏ đã khoanh.

Cạo tượng tầng: Với

cây không có nhựa mủ như Đào, Lê, Mận... phải dùng giẻ sạch hoặc quay sống dao cạo sạch tượng tầng.

Nếu cây có nhựa mủ như mít, xoài, hồng xiêm... cạo nhẹ hoặc không cạo tượng tầng rồi để ráo nhựa 2  10 ngày tuỳ theo thời tiết. Cũng có thể để một cầu vỏ nhỏ khoảng 1 mm.

Bảng 04. Thời vụ chiết và thời gian để ngỏ sau khi khoanh vỏ một số loài cây

TT Loài cây Thời vụ chiết Thời gian để ngỏ sau khi khoanh vỏ

1 Đào Tháng 3 - 4 và 8 -9 4 - 7 ngày

2 Lê Tháng 3 - 4 và 8 -9 3 - 5 ngày

3 Mận Tháng 3 - 4 và 8 -9 2 - 3 ngày

4 Vải thiều Tháng 3 - 4 và 8 -9 4 - 7 ngày

5 Nhãn Tháng 3 - 4 và 10 4 - 7 ngày

6 Cam Tháng 3 - 4 và 8 – 9 4 - 5 giờ

7 Quýt Tháng 3 - 4 và 8 – 9 4 - 5 giờ

8 Bưởi Tháng 3 - 4 và 8 – 9 4 - 5 giờ

9 Hồng xiêm Sau đông chí 1 tuần 7 - 10 ngày

10 Ngọc lan Sau đông chí 5 - 7 ngày

11 Hoa hồng Tháng 3 - 4 và 8 – 9 2 - 3 ngày

12 Hải đường Tháng 3 – 4 3 - 4 ngày

* Chú ý:

- Khi khoanh vỏ không phạm vào phần gỗ

- Không nên để khoảng cách giữa hai vết khoanh quá dài hoặc quá ngắn. 3.3. Bó bầu

Buộc giấy ni lông:

Chia chiều dọc của mảnh giấy ni lông làm 3 phần, gập 2 đầu chồng lên nhau khoảng 1/2 đến 2/3 chiều dọc mảnh giấy, mảnh ngoài quay xuống phía dưới

Buộc giấy ni lông thật chặt ở đầu trên của vết khoanh vỏ để nước

8 - 10cm 15 - 20cm 12 - 15cm

không vào trong bầu.

Đắp hỗn hợp:

Lật ngược giấy ni lông lên, bẻ đôi nắm hỗn hợp, áp sát vào vết khoanh vỏ sao cho vi trí bóc vỏ nằm giữa nắm hỗn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mạn mô đun chuẩn bị giống (Trang 50)