Phương hướng phòng, trừ chung

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mạn mô đun chuẩn bị giống (Trang 44 - 46)

3. Phòng, trừ sâu bệnh hại cây con ở vươn ươm

3.1.2.Phương hướng phòng, trừ chung

Các nhóm sâu hại vườn ươm có cuộc sống khá phức tạp, và vườn ươm lâm cây ăn quả thường không cố định, do đó để phòng trừ chúng đòi hỏi phải có một hệ thống biện pháp liên hoàn từ khâu chuẩn bị, tổ chức đến quá trình kinh doanh. Trong đó đặc biệt phải chú ý đến các biện pháp phòng trừ bằng kỹ thuật lâm nghiệp áp dụng tại vườn ươm.

Một số điểm cần chú ý:

- Trước khi gieo ươm phải tiến hành cày lật đất phơi ải, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và các tàn dư thực vật.

- Thời vụ gieo ươm tùy từng loại cây, nên tránh lúc sâu phát sinh nhiều. Thực tế cho thấy, gieo ươm trên nền cứng và trong bầu đất thì ít bị hại hơn gieo ươm trên luống và trên nền đất.

- Khi gieo hạt thì cần phải xử lý hạt, khi cấy cây hoặc khi đem trồng cần phải xử lý rễ.

- Vườn ươm phải bố trí xa bìa rừng. xung quanh vườn ươm phải đào rãnh sâu 50 cm, rộng 30 cm, vách thẳng đứng để tránh sâu hại xâm nhập từ ngoài vào. Trong và xung quanh vườn ươm phải vệ sinh sạch sẽ, phát dọn các cây cỏ, cây bụi và đem đi tiêu hủy, vì đây là chỗ ẩn náu và cũng là thức ăn trung gian của các loài sâu hại, nhất là sâu xám, dế...

- Cần phải lấp đất các kẽ hở giữa các bầu ươm cây vì đây là chỗ ẩn náu của dế, sâu xám vào ban ngày và đến đêm cũng từ đó chui lên cắn hại cây ươm.

- Khi có sâu hại phải huy động nhân lực để bắt sâu, hoặc dùng bã độc (với nhóm sâu xám, dế), bẫy đèn (với các nhóm sâu hại khác) hoặc tháo nước vào ngâm một ngày một đêm trong điều kiện có thể... để diệt sâu hại.

- Khi sắp gieo ươm cần phải điều tra sâu hại dưới đất. Nếu thấy số lượng sâu hại trung bình trên 1 m2

đất có:

+ Các loài sâu non họ bọ hung trên 10 cá thể

+ Các loài dế có từ 3 - 5 cá thể

+ Các loài vòi voi, bổ củi có từ 1 - 2 cá thể

+ Các loài sâu xám có từ 0,5 - 1 cá thể

Thì phải xử lý đất trước khi gieo ươm. Hoặc khi số lượng sâu hại trên 1 m2

ít hơn số lượng trên nhưng lại có nhiều loài thì cũng phải xử lý đất trước khi gieo.

Việc điều tra sâu hại dưới đất được tiến hành trên các ô dạng bản 1 m2

theo từng lớp đất (mỗi lớp 5 cm) cho đến khi hết sâu phân bố ở lớp đát cuối cùng. Các ô điều tra phân bố đều trên các đường chéo góc của vườn ươm. Số lượng ô điều tra 30 ô.

Bảng 02: Bảng liệt kê một số loài sâu hại vươn ươm, tác hại, đặc điểm phá hoại và biện pháp phòng trừ

Loài sâu hại Tác hại, đặc điểm phá hoại Biện pháp phòng trừ Nhóm dế mèn - Cắn mầm non, cắn ngang thân cây con - Phá hoại vào ban đêm

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ Phun thuốc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm - Trừ:

+ Phun thuốc Folithion 0,1%... lên luống cây bị hại vào lúc chập tối

+ Bả độc gồm: cám rang, rau lang băm nhỏ, thuốc Bassa 0,1% hoặc Folithion 0,1% Nhóm

sâu bọ hung

- Sâu non sống trong đất phá hoại rễ và cây non.

- Sâu trưởng thành có thể ăn lá cây, thường ủi đất trên luống gieo ươm

- Phá hoại vào ban đêm

- Phòng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Làm cỏ, phát quang

+ Phun thuốc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm, xới đất để diệt nhộng.

- Trừ:

+ Phun thuốc Folithion 0,1%... lên luống cây bị hại vào lúc chập tối

Sâu xám - Ăn lá, cắn mầm non

- Phá hoại vào ban đêm, ăn xong nằm ngay dưới gốc cây mới bị hại

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ Phun thuốc Folithion 0,1%

+ Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ươm, xới đất diệt nhộng.

- Trừ:

+ Bắt sâu non vào sáng sớm + Làm bả độc như bả độc diệt dế

+ Phun thuốc Bi 58 0,05%  0,1%, thuốc Folithion 0,1%... lên luống cây mới bị hại vào lúc chập tối

+ Bẫy đèn bắt sâu xám trưởng thành Bọ rầy - Là loài sâu ăn lá

- Phá hoại vào ban đêm

- Phòng:

+ Làm cỏ, phát quang

+ Phun thuốc Admire 050EC, pha 1ml thuốc với 1 lít nước

- Trừ: Phun thuốc Bassa 1/2000, thuốc Bi 58 0,05%  0,1% lên luống cây bị hại vào lúc chập tối.

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mạn mô đun chuẩn bị giống (Trang 44 - 46)