Cỏ Hoà thảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 47 - 52)

2. Mục đích nghiên cứu

1.8.1. Cỏ Hoà thảo

Cỏ hoà thảo có vai trò cực kì quan trọng trong chăn nuôi và có giá trị kinh tế lớn không chỉ vì nó phân bố rộng, chiếm tỷ lệ cao trong thảm cỏ, mà còn có rất nhiều ưu điểm tốt như: Cho năng suất và giá trị dinh dưỡng cao; khi chế biến, dự trữ ít rơi rụng lá, ít bị thối; tỷ lệ cỏ độc ít; chịu đựng chăn dắt cao. Cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn (chất xanh)/ha/năm, cỏ trồng thân bò cho 30 - 40 tấn/ha/năm, thân bụi cho 50 - 60 tấn/ha/năm, thân đứng cho 80 - 100 tấn/ha/năm, nếu thâm canh có thể cho 160 - 260 tấn/ha/năm. 1 kg cỏ tươi cho từ 0,1- 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 - 500 KcalME. Cỏ hoà thảo có giá trị dinh dưỡng cao. Ở những nơi đất tốt, nhiều mùn, ẩm, loài cỏ tốt nhất có thể chứa 16g prôtêin tiêu hoá và 32g lipit trong 1kg cỏ tươi, 8kg cỏ có thể tương đương 1đơn vị thức ăn [26]

Một số giống cỏ dùng trong chăn nuôi gia súc :

Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam,cỏ VA 06 là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ Voi và cỏ đuôi sói của Châu Mỹ, năng suất 450-600 tấn/ha/năm. Chất lượng tốt, trong cỏ có 17 loại

axit amin và nhiều loại vitamin, trong cỏ khô hàm lượng protein 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%, tỷ lệ lá cao, lá màu xanh, ít nhám và mềm hơn cỏ Voi. Cỏ VA 06 có thể làm thức ăn tươi, thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô, bột cỏ để chăn nuôi. Thu hoạch lứa đầu sau khi trồng 70-80 ngày, lứa tiếp theo là 35-40 ngày. Ở miền Bắc trồng vào vụ xuân khi bắt đầu có mưa và nhiệt độ >100C, ở miền Nam có thể trồng vào bất kì vụ nào trong năm [3].

Cỏ Voi (Pennisetum purpureum)

Cỏ Voi có nguồn gốc ở Nam Phi, thuộc họ hoà thảo sống lưu niên, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Ở miền Nam Việt Nam được Nguyên Văn Tuyền (1973) coi là 1 trong 4 loài cỏ tốt. Cỏ Voi là cỏ lâu năm, thân rễ cứng, hoá gỗ, mang nhiều rễ khoẻ và ăn sâu; thân đứng giống cây mía, cao 3-4m, mọc thành bụi dầy, rỗng ruột, có nhiều đốt. thuộc nhóm thực vật C4 có khả năng thâm canh cao. Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 – 30 tấn chất khô/ha; một năm cắt 7 – 8 lứa. Đôi khi có thể đạt năng suất cao hơn nếu đáp ứng đủ phân bón và nước. Hàm lượng prôtêin thô ở cỏ Voi trung bình 100g/kg chất khô. Khi thu hoạch ở 30 ngày tuổi, hàm lượng prôtêin thô đạt tới 127g/ kg chất khô, lượng đường trung bình 70 – 80 g/kg chất khô. Thường thì cỏ Voi thu hoạch 28 – 30 ngày tuổi làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ; khi sử dụng cho bò có thể thu hoạch ở 40 – 45 ngày tuổi, trong trường hợp làm nguyên liệu ủ chua có thể cắt ở 50 ngày tuổi.

Ở Việt Nam thường sử dụng các giống cỏ Voi thân mềm như cỏ Voi Đài Loan, Solection I, các giống King gras.

Cỏ Sả hay Cỏ Ghinê (Panicum maximum)

Cỏ Sả Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghinê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ sả được trồng làm thức ăn

xanh cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn nuôi hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Cỏ sả có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều loại đất. Cỏ thu hoạch 7 – 8 lứa /năm với năng suất từ 10 – 14 tấn chất khô/ ha, có thể trồng để chăn thả hay thu cắt cho ăn tại chuồng. Nếu thu hoạch ở 30 ngày tuổi giá trị dinh dưỡng cao (139g prôtêin thô, 303g chất xơ và 1920-2000 kcal/kg chất khô). Cỏ Ghinê nhanh ra hoa và ra hoa nhiều lần trong năm, vì vậy nếu để cỏ già giá trị dinh dưỡng giảm mạnh. Ở Việt Nam hiện có tập đoàn cỏ Ghinê khá phong phú: Dòng K280 chịu hạn tốt, dòng I429 lá to thích hợp với chế độ thu cắt trong vườn gia đình chăn nuôi nhỏ.

Cỏ Pangola (Brachiaria decumbens)

Cỏ Pangola xuất hiện ở bờ sông Pangola thuộc Nam Phi. Nhập vào Việt Nam từ trung quốc (8/1967). Đây là giống cỏ lâu năm, thấp, thân cành nhỏ. Tốc độ sinh trưởng của Pangola nhanh, biên độ sinh thái rộng với nhiệt lạnh (5-60C) và nóng (420C). Sau 2 tháng trồng cỏ cao 47,8cm đạt năng suất 20tấn/ha, với chế độ canh tác tốt, bón phân nhiều năng suất lên tới 100-120 tấn/ha. Pangola trồng và sử dụng để chăn thả hay thu cắt làm cỏ khô.

Cỏ Pát (Paspalum Atratum)

Thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở những chân đất nghèo dinh dưỡng và đất chua, có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò rất thích ăn. Có thể trồng bằng thân hom hoặc gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha. Trồng một lần thu hoặc liên tục 3 năm mới trồng lại.

Cỏ Signal (Brachiaria dicumben)

Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai nhiều nơi ở nước ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và vùng đất chua phèn (pH<4). Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ được màu xanh, cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên thích hợp cho xây dựng đồng cỏ chăn thả thường xuyên.

Cỏ Sweet Jumbo và Superdan

Do Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam nhập từ Australia. Cả 2 giống cỏ này đều có độ ngọt cao hơn cỏ Sả, cỏ Voi, lại dễ để dành nên rất thuận tiện cho đàn bò vỗ béo và các vùng có thời gian nắng kéo dài trong năm. Đây là giống cỏ lai F1 nên tăng trưởng mạnh, thu hoạch sớm. Lần đầu, thu hoạch 5 tuần sau gieo. Sau đó cứ 4 tuần cắt một lần. Cỏ trổ hoa muộn nên dinh dưỡng dồn hết cho lá. Cứ 12kg hạt cỏ gieo được cho 1 ha đất.

Năng suất khoảng 50 - 55 tấn/ha cỏ tươi, rất thích hợp cho gia súc. Nếu trường hợp cần dự trữ, cỏ Sweet Jumbo ủ chua rất tốt, còn giống cỏ Superdan lại có lợi thế trong chế biến sấy hoặc phơi khô.

Cả 2 giống cỏ đều có cách trồng như nhau và dùng để vỗ béo bò, dê, cừu thịt hoặc lấy sữa... Gieo cỏ theo hàng với khoảng cách 60-80cm. Vườn ươm chuẩn bị thật tốt bằng cách bón lót 60 - 80kg Urê/ha hay 50kg DAP + 50kg Urê ngay trước khi trồng hoặc sau mỗi lần cắt.

Do các loại cỏ này có bộ rễ phát triển mạnh ở tầng đất mặt nên sau mỗi đợt cắt và bón phân, cần xới xáo, lấp phân và vun gốc để tạo bộ rễ mới thật tốt. Điều này sẽ giúp tăng năng suất cỏ và số lần cắt. Chỉ bắt đầu cắt hay thả gia súc vào đồng cỏ khi thấy cỏ cao khoảng 80cm. Nếu sớm quá, cỏ còn non, năng suất giảm, dinh dưỡng kém. Còn cỏ già quá, chất dinh dưỡng cũng mất đi.

Người trồng cỏ cần lưu ý: Đây là những giống cỏ lai nên không được để giống trồng đợt 2, ở những thế hệ sau ưu thế lai của loài bị giảm nên năng suất, và chất lượng cỏ không đảm bảo. Sau 5 - 6 đợt cắt, nếu thấy sức tái sinh của cỏ yếu đi (dưới 50 tấn/ha) thì phải cày xới, gieo trồng lại đợt mới.

Cỏ Vetiver

Còn gọi là cỏ Hương bài, được trồng với mục đích bảo vệ tài nguyên đất và nguồn nước. Mặc dù lá của cây cỏ này cũng là một loại thức ăn mang lại nguồn dinh dưỡng cao cho gia súc nhưng cỏ Vetiver lại có bộ rễ rất hữu

dụng. Người ta ví chúng như một hàng rào bê tông sinh học chống lại sự xói mòn, làm giảm vận tốc dòng chảy của nước, giữ đất không bị cuốn trôi.

Trên thế giới, giống cỏ này đã được sử dụng rộng rãi để chống xói mòn đất. Nhờ nó có bộ rễ đan xen vào nhau phát triển rất nhanh, cắm thẳng đứng, sâu vào đất từ 3-4 mét. Chúng còn có khả năng hấp thụ các loại khoáng chất có độc tính thải ra từ nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn nước, trong đất và làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu. Tại Việt Nam, cỏ Vetiver đã được Bộ Giao thông vận tải ứng dụng trồng ở 2 bên đường Hồ Chí Minh nhằm chống sụp lỡ đất của mặt đường.

Cỏ Ruzi(Brachiaria ruziziensis)

Cỏ Ruzi có nguồn gốc ở châu Phi, hiện nay mọc tót nhất ở các nước châu Mỹ La tinh. Cỏ Ruzi được nhập vào nước ta năm 1968 từ Cuba, đây là giống cỏ lâu năm họ Hoà thảo, nó có thân bò, rễ chùm, thân lá dài mềm, có lông mịn. Cây có thể cao 1,2-1,5m. Cỏ Ruzi có thể trồng ở vùng đồng bằng, bờ đê, bờ vùng hay ở trung du miền núi với độ dốc không quá cao. Cỏ sinh trưởng mạnh trong mùa mưa, có khả năng chịu giẫm đạp cao nên có thể được trồng làm bãi chăn thả gia súc. Năng suất cỏ đạt từ 60-90tấn/ha/năm. Cỏ Ruzi mềm và ròn hơn so với cỏ Ghinê nên khả năng lợi dụng của gia súc khá cao, có thể lên tới 90% . Hàm lượng các chất dinh dưỡng của cỏ Ruzi: Vật chất khô 32-35%, protein thô 12-13%, xơ thô 27-29%, khoáng tổng số 10-11%. Với hàm lượng chất dinh dưỡng như nêu trên thì cỏ Ruzi cũng là một loại thức ăn thô xanh có giá trị cho gia súc [43].

Hầu hết các giống cỏ cao sản đều có sức tăng trưởng nhanh, chịu được nóng, chịu hạn tốt và thích hợp với nhiều loại đất. Mùa mưa là thời gian cỏ phát triển nhanh nhất, mau cho thu hoạch (trung bình khoảng từ 20-25 ngày). Với tốc độ tăng trưởng như thế, người chăn nuôi có điều kiện dự trữ cỏ lại bằng cách ủ xanh hoặc phơi khô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)