Năng suất của các loài cỏ chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 87)

2. Mục đích nghiên cứu

4.5. Năng suất của các loài cỏ chính

Tại Cảnh Hưng có nhiều loài cỏ trồng, nhưng có 3 loài cỏ được chúng tôi quan tâm nhiều hơn cả đó là cỏ Voi, cỏ Sậy và cỏ Thừng vì những đặc điểm ưu việt của nó. Với mục đích so sánh 2 loài cỏ tự nhiên mới được đem trồng là cỏ Sậy và cỏ Thừng với cỏ Voi là loài được trồng phổ biến và được

đánh giá là đứng hàng đầu trong các loài cỏ hoà thảo nhập vào Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí thành 3 ô, mỗi ô 80m2/loài, trồng trên cùng vùng đất,

quy trình trồng, chăm sóc, thu hái về cơ bản là như nhau, riêng cắt theo tuổi và theo nhu cầu gia đình nên không thể cắt cùng ngày được.

Kết quả theo dõi trong 10 lứa cắt được trình bầy trong bảng 4.3

Bảng 4.3: Số lứa cắt và năng suất của từng lứa Loài cỏ Lần cắt Cỏ Voi Cỏ Sậy Cỏ Thừng Lần 1 200kg/80m 2 15.6.2007 140kg/80m2 5.6.2007 160kg/80m2 10.6.2007 Lần 2 360kg/80m 2 13.8.2007 260kg/80m2 10.7.2007 280kg/80m2 10.8.2007 Lần 3 280kg/80m 2 10.10.2007 270kg/80m2 10.9.2007 280kg/80m2 15.10.2007 Lần 4 224kg/80m 2 5.1. 2008 160kg/80m2 10.11. 2007 248kg/80m2 10.12. 2007 Lần 5 296kg/80m 2 2.3..2008 150kg/80m2 16.2 .2008 272kg/80m2 12.2 .2008 Lần 6 230kg/80m 2 6.6.2008 150kg/80m2 15.5.2008 288kg/80m2 15.4.2008 Lần 7 264kg/80m 2 10.7.2008 120kg/80m2 20.6.2008 264kg/80m2 13.6.2008 Lần 8 240kg/80m 2 1.9.2008 130kg/80m2 10.8.2008 240kg/80m2 20.7.2008 Lần 9 240kg/80m 2 10.12..2008 110kg/80m2 25.10. 2007 224kg/80m2 25.9.2008 Lần 10 280kg/80m 2 5.2.2009 120kg/80m2 20.12. 2008 270kg/80m2 28.11. 2008

Năng suất TB 261,4kg/80m

2

161,0kg/80m2 252,6kg/80m2 3,27 kg /m2 2,01 kg/m2 3,16 kg/m2

Qua bảng trên cho thấy:

1. Số lứa cắt trong một năm

Tính từ tháng 6.2007 đến tháng 6 .2008 thì số lứa cắt của cỏ Voi là 6 lần, cỏ Sậy là khoảng 6-7 lần còn cỏ Thừng là 7 lần.

2. Năng suất

Từ số lứa cắt trong năm và năng suất trung bình của 1 lứa ta tính ra năng suất năm của từng loài. Cỏ Voi là 3,27kg x 6 lứa =19,62 kg/m2

tức gần 200 tấn /ha. Cỏ Thừng là 3,16 kg x 7 lứa = 22,12 kg/m2

tức khoảng 220 tấn /ha. Cỏ Sậy là 2,01 kg x 7 lứa = 14,07 kg/m2 đạt khoảng 140 tấn /ha.

Ở lần cắt dầu tiên, năng suất của 3 giống cỏ so với các lần cắt khác thấp nhất vì thời gian đầu mới trồng cỏ sinh trưởng chậm, cỏ còn ít con: cỏ Voi 200kg/80m2, cỏ Sậy là 140kg/80m2còn cỏ Thừng 160kg/80m2

; đến lần cắt tiếp theo lúc này cỏ sinh trưởng rất mạnh, cỏ đã rất dầy con nên năng suất của các giống cỏ đã rất cao: Cỏ Voi 360kg/80m2, cỏ Sậy là 260kg/80m2còn cỏ Thừng 280kg/80m2

; sang đến lần cắt 3 thì cỏ Voi năng suất giảm đi rất mạnh xuống còn 224kg/80m2, ở các lứa cắt còn lại ta thấy năng suất của cỏ Voi tăng ở lần cắt 4 rồi lại giảm ở những lần cắt tiếp theo và lần cắt 10 thì năng suất lại tăng. Năng suất của cỏ Sậy thì vẫn tiếp tục giảm nhẹ ở những lần cắt tiếp theo; Cỏ thừng tỏ ra có năng suất tương đối ổn định ở các lần cắt.

Như vậy năng suất trung bình qua 10 lứa cắt ta thấy cỏ Voi có năng suất cao nhất 261,4 kg/80m2

, cỏ Thừng năng suất gần bằng cỏ Voi :252,6kg/80m2 (kém cỏ Voi có 8,8kg/80m2), cỏ Sậy có năng suất thấp nhất: 161,0 kg/80m2

Qua đồ thị cho thấy cỏ Thừng có năng suất khá cao và ổn định, cỏ Sậy năng suất khá cao ở những lần cắt đầu còn ở những lần cắt sau thì năng suất giảm và đi vào ổn định, cỏ Voi có lần cắt thứ 2 cao nhất và ở những lần cắt sau thì năng suất lên xuống không đều. Nếu theo quy luật khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta thì khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ Hòa thảo như sau: Hầu hết cỏ hòa thảo đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Đến mùa xuân lại phát triển nhanh và cho nhiều lá nhưng với 3 giống cỏ trên do được tưới nước và bón phân thường xuyên nên năng suất trong các mùa có sự khác biệt hầu như không đáng kể. Chu kì lứa cắt trong mùa đông ngắn nhất là cỏ Thừng 50-60 ngày/lứa, dài nhất là cỏ Sậy 60-90 ngày/lứa, cỏ Voi 60 – 85 ngày/lứa.

Đồ thị năng suất của 3 giống cỏ

0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kg/ 80m2 Lần cắt Cỏ Voi Cỏ Sậy Cỏ Thừng

Bảng 4.4: Lƣợng phân bón hoá học cho các loài cỏ Lần cắt Lƣợng phân bón (kg/80m 2 ) Đạm Lân Kali Lần 1 0,5 0,4 0,3 Lần 2 0,6 0,8 0,3 (0,2) Lần 3 0,7 0,6 0,3 Lần 4 0,5 0,5 0,3 (0,2) Lần 5 0,5 0,5 0,3 Lần 6 0,16 0,15 0,3 Lần 7 0,18 0,15 0,3 Lần 8 0,18 0,20 0,3 Lần 9 0,7 (0,19) 0,6 (0,15) 0,3 Lần 10 0,5 0,5 0,3

( ) là lượng phân bón cho cỏ Thừng

Như vậy với lượng phân bón hoá học ở mỗi lần bón như nhau thì cỏ Sậy năng suất thấp nhất 2,01kg/80m2, cỏ Thừng có năng suất cao (3,16kg/80m2) tương đương cỏ Voi (3,27kg/80m2

); cỏ Thừng có một số lần đã bón ít hơn so với 2 cỏ còn lại. Nhu cầu về dinh dưỡng của 3 loài cỏ trên cũng chia theo từng giai đoạn: Giai đoạn đầu (nẩy mầm - phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kaly. đến giai đoạn giữa cỏ đang sinh trưởng khá mạnh thì nhu cầu chất dinh dưỡng đòi hỏi ở mức thấp hơn (lần 6,7,8); sang đến lần cắt thứ 9,10 thì nhu cầu dinh dưỡng lại cao vì giai đoạn này cỏ già.

4.6. Chất lƣợng của của một số loài cỏ

Để đánh giá chất lượng cỏ chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần hoá học của nó. Chúng tôi đã lấy mẫu lá của 2 loài cùng thời điểm là cỏ Voi và cỏ Thừng.

Mẫu được phân tích tại khoa Nông học (Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) . Kết quả phân tích được trình bầy trong bảng 4.5:

Bảng 4.5: Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng ở vị trí trồng cỏ

Tên mẫu

VCK (%)

Protein TS (%) Lipit TS (%) Chất xơ TS (%) Đƣờng TS (%) Trạng thái tƣơi Trong 100% VCK Trạng thái tƣơi Trong 100% VCK Trạng thái tƣơi Trong 100% VCK Trạng thái tƣơi Trong 100% VCK cỏ Thừng 14,48 2,84 19,60 0,51 3,50 4,42 30,49 0,21 1,48 cỏ Voi 8,94 1,77 19,78 0,33 3,72 3,43 38,33 0,17 1,43 Từ kết quả phân tích trong bảng 4.5 ta thấy vật chất khô cỏ Thừng là 14,48 %, còn cỏ Voi chỉ đạt 8,94 %. Lượng protein tổng số ở trạng thái tươi cỏ Thừng là 2,84 %, cỏ Voi là 1,77 %; lipid, đường, chất sơ tổng số ở trạng thái tươi cỏ Voi đều kém cỏ Thừng.

Để làm sáng tỏ thêm về chất lượng và hiệu quả sử dụng, chúng tôi đã so sánh số liệu của chúng tôi với số liệu các tác giả khác về loài cỏ Voi: Nguyễn Văn Tuyền (1973) cho biết protein thô trong cỏ Voi đạt 100 g/kg vật chất khô, của chúng tôi là 19,78% nó còn cao hơn cả VA06 (18,46%).

Về tỷ lệ sử dụng ở cỏ Voi rất thấp 40-60%, tỷ lệ thân chiếm 70% tổng số; do vậy lượng thức ăn thực tế mà bò sữa sử dụng là rất thấp. Nếu xét về khía cạnh năng suất chất xanh cỏ Voi là 100 tấn, thì gia súc chỉ sử dụng được 40-60 tấn. Thực tế trong chăn nuôi bò sữa các hộ chăn nuôi đều cho rằng thức ăn thô xanh thiếu cả về số lượng và chất lượng.

10 kg cỏ Voi = 7,0 kg là thân (70%) + 3, 0 kg là lá (30 %), thân cứng dài nên khi ăn phải cắt nhỏ.

Ngược lại với cỏ Voi, cỏ Thừng có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ prôtein thô đạt 2,84%, vật chất khô, protein, lipit, chất sơ, đường tổng số nói chung ở

trạng thái tươi cao hơn nhiều so với cỏ Voi. Thân nhỏ, mềm, thơm nên độ ngon miệng cũng rất cao. Mặt khác thân ngắn, mềm nên khi cho ăn không phải cắt nhỏ như cỏ Voi, bò ăn hết không để thừa, tỷ lệ sử dụng trên 90%.

* Lượng phân bón cũng có vai trò lớn đến chất lượng đất trồng cỏ

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở nhiều khu vực có trồng cỏ, cùng một giống cỏ thì năng suất cỏ cao nhất ở khu vực mà hàm lượng các chất trong đất biểu thị thấp nhất. Điều này chứng tỏ đất bị huy động ở mức cao vì vậy muốn có năng suất cỏ cao cần tăng lượng phân bón hàng năm, đồng thời cung cấp thêm độ ẩm cho đất.

Vị trí lẫy mẫu đất ở nơi không có sư tác động của phân bón. Kết quả phân tích đất của chúng tôi được trình bầy trong bảng 4.6

Bảng 4.6: Hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong đất ở khu vực nghiên cứu Tên mẫu Nitơ TS (%) K2O(%) P2O5(%) MO(%) pKkcl

Mẫu đất 0,16 0,285 0,201 2,24 7,5

Từ bảng 4.6 ta thấy hàm lượng các chất trong đất là khá thấp đặc biệt là mùn, pH thuộc loại trung tính. Nếu không bón phân thì năng suất các giống cỏ sẽ không cao.

4.7. Năng suất cỏ tự nhiên trên đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà

Để đánh giá năng suất thảm cỏ trên đồi cỏ tự nhiên xã Đông Lỗ - nơi gia đình ông Sáu dùng làm bãi chăn. Trên đồi chăn thả chúng tôi đã lấy 4 ô mẫu, mỗ ô 1 m2, cắt sát đất lấy toàn bộ phần trên mặt đất về cỏ tươi phân theo nhóm (bảng 4.7), cân tươi sau đó sấy khô tyệt đối. Kết quả thu được trình bầy trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Năng suất của các giống cỏ Hòa thảo (tháng 6/2009) TT Nhóm cây Khối lƣợng Tƣơi (g)  % VCK (%) 1 Hoà thảo 890.12 90,0 14.45 2 Thuộc thảo 80.41 8,1 16.17 3 Xa thảo 7.57 0,76 18.22 4 Họ Đậu 4.69 0,47 19.72 Tổng cộng 982,79 100 17,14

Từ kết quả bảng 4.7 ta thấy tổng khối lượng thực vật trên 1m2

đạt 982,79 gram tươi. Trong đó Hoà thảo đạt 890.12 gram chiếm 90% tổng số; cây Thuộc thảo đạt 80.41gram chiếm 8,1% tổng số; Xa thảo và họ Đậu chiếm tỷ lệ rất thấp. Vật chất khô tổng số là 17,14%; Hoà thảo đạt 14,45% - một tỷ lệ thuộc loại thấp so với nhiều nơi vì đây là thảm cỏ dưới rừng keo đã khép tán. Thảm cỏ đạt năng suất khá cao vì gia đình ông Sáu đã bỏ không chăn nuôi được 5 tháng nên thảm cỏ đã đạt mức tối đa sinh khối. Với năng suất này biết khai thác hợp lý và có thức ăn bổ sung kkhi cấn thì 1ha có thể nuôi được 1 bò thịt.

4.8. Thảm cỏ tự nhiên ở đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà

Để nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống của thảm cỏ tự nhiên tại chân đồi dưới rừng keo đã khép tán mà nhiều gia đình ở Đông Lỗ thường dùng để chăn thả gia súc, chúng tôi tiến hành điều tra ở 3 điểm nghiên vào thời gian tháng 5/2009: Đỉnh đồi (điểm nghiên cứu số1), chân đồi (điểm nghiên cứu số 2) và lưng đồi (điểm nghiên cứu số 3). Đồi cỏ rộng 19,0 ha.

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống tại 3 điểm ở các thảm cỏ tự nhiên được chúng tôi thống kê được 41 loài thuộc 13 họ (bảng 4.8).

Những kí hiệu sử dụng khi thành lập danh lục

1. Dạng sống : Sử dụng ký hiệu kiểu dạng sống trong bảng từ số 1 đến số 18.

STT Kiểu dạng sống

1 Cây gỗ

2 Cây bụi

3 Cây bụi thân bò 4 Cây bụi nhỏ

5 Cây bụi nhỏ thân bò 6 Cây nửa bụi

7 Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 8 Cây có chồi mọc từ rễ

9 Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 10 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm

11 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 12 Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm

13 Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 14 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài

15 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 16 Cây thảo một năm có rễ cái

17 Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 18 Cây thảo một năm có hệ rễ chùm

2. Giá trị chăn thả : T0 - Tốt ; TB - trung bình ; Ke – Kém ; H0 – không có giá trị chăn thả ; Đ- độc hại với gia súc .

3. Nhóm sinh thái : Dùng kí hiệu : A- Ẩm sinh ; T- Trung sinh ; T-H : Trung sinh- Hạn sinh ; H-T : Hạn sinh - Trung sinh ; H - Hạn sinh .

Bảng 4.8 : Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu tại xã Đông Lỗ TT Tên khoa học Tên địa phƣơng

Điểm NC số DS Nhóm sinh thái và giá trị chăn thả 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 LYCOPODIOPHYTA (1) Lycopodiaceae HỌ THÔNG ĐẤT

1 Lycopodiella cernua(L.)Pic.Ser. Thông đất + + + 5 T-H,H0

2 L.clavatum L. Thông đá + 5 T, H0

ANGIOSPERMAE

DICOTYLEDONEAE

(2) Asteraceae HỌ CÖC

1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + 16 T, To 2 Aster ageratoides Turez Cúc sao + + + 6 T,H0

3 Artemisia japonica Thunb Ngải cứu dại + + 16 T-H,H0

4 Chromolaena odorata(L) R.King & H.Robins

Cỏ lào

+ + + 6

T-H,H0

5 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên + + + 10 T-H,H0

6 Xanthium inaequilaterum DC Ké đầu ngựa + + 16 T, H0

(3) Boraginaceae HỌ VÕI VOI

1 Heliotropium indicum L Vòi voi + + 16 T,H0

(4) Caesalpiniaceae HỌ VANG

1 Bauhinia alba Ham Móng bò + + + 3 T-H,H0

(5) Commelinaceae HỌ THÀI LẦI

1 Commelina communis L. Thài lài + + 11 T, H0

(6) Convolvulaceae HỌ KHOAI LANG

1 Ipomoea Chrysoides (Ker)Ham Bìm bìm + 3 T, H0

(7) Euphorbiaceae HỌ THẦU DẦU

1 Breynia fruticosa(L.)Hook.f. Bồ cu vẽ + + + 2 T-H,H0

2 Euphorbia thymyfolia)L.)Poit Cỏ sữa lá nhỏ + + 7 T, H0

3 Phyllanthung uriculata L. Chó đẻ + + + 4 T, H0

(8) Fabaceae HỌ ĐẬU

1 Dunbaria podocarpa kutz Đậu dại + + 11 T, T0

2 Urene lobata L Ké hoa đào + 6 T-H,Ho

(12) Melastomaceae HỌ MUA

1 Melastoma sanguineum Sims Mua đồi + + + 2 H, H0

2 Melastoma septemnervium Lour Mua đất + + + 4 T-H,H0

(9) Meliaceae HỌ XOAN

1 Melia azedarach L. Xoan + 1 T-H,H0

(10) Mimosaceae HỌ TRINH NỮ

1 Acacia mangium Willd Keo tai tượng + + + 1 T-H,Ho

(11) Myrtaceae HỌ SIM

1 Baeckea frutescens L. Chổi sể + + + 4 H, H0

2 Psidium guyava L. Ổi + + + 1 T-H,H0

3 Rhodomyrtus tomentosa (sit) Hassk Sim + + + 2 H, H0

Monocotyledoneae

(12) Cyperaceae HỌ CÓI

1 Cyeras esculentus L. Củ gấu + + + 10 T, Ke 2 Scleria tokinensis Klarke Cói ba gân ráp + + + 10 T, Ke 3 Fimbristylis annua Cỏ lông lợn + 10 T-H,Ke

(13) Poaceae HỌ LÖA

1 Acroceras munroanum(Bel)Henry Cỏ lá tre + + 10 T-H,T0

2 Apluda varia var. mutica H Cỏ hoa tre + 15 T, T0

3 Arundinella bengalensis (spring) Cỏ xương cá + 14 H-T,T0

4 Chrysopogon aciculatus Trin Cỏ may + + + 15 T-H,T0

5 Cynodon dactylon Cỏ gà + 18 T-H,T0

6 Digitaria abludens(Roem ex.Sth) Cỏ chân nhện + + 12 T-H,T0

7 Echinochloa colona (L) Link Cỏ lồng vực + + + 12 T, T0

8 Eleusine indica(L) Gaertn Cỏ mần trầu + + + 10 T, T0

9 Paspalum conjugatum Berg Cỏ mật + + + 15 T, T0

10 P.scrobiculatum L. Cỏ đắng + + + 12 T-H,TB 11 Phragmites karka (Retz) Trin Sậy + 13 A,TB 12 Saccharum arundinaceum Retz Lau + + 13 H, TB 13 Coelorachis striata (Stend) A.Cam Cỏ Thừng + + + 13 T,To

Tổng số loài 28 27 38

* Điểm nghiên cứu số 1

Điểm nghiên cứu số 1 là đỉnh đồi, có độ cao so với mặt nước biển là 180m, thảm cỏ ở đây cao khoảng 2- 4cm, trong thảm cỏ có một số cây gỗ nhỏ và cây bụi. Tại điểm nghiên cứu này chúng tôi đã thống kê được 28 loài khác nhau thuộc 9 họ (bảng 4.8).

Trong số đó họ có số lượng loài cao nhất là họ Lúa (Poaceae) có 9 loài chiếm 32,1% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, thường gặp các loài: Cỏ lá tre (Acroceras munroanum(Bel) Henry), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus Trin), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens(Roem ex.Sth)), Cỏ lồng vực (Echinochloa

colona (L) Link), Cỏ mần trầu (Eleusine indica(L) Gaertn), Cỏ mật (Paspalum conjugatum Berg), Cỏ đắng (P.scrobiculatum L.), Lau (Saccharum

arundinaceum Retz), Cỏ Thừng (Coelorachis striata (Stend) A.Cam).

Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 3 loài chiếm 10,7% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, thường gặp các loài Chó đẻ (Ph. uriculata L.), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa(L.)Hook.f.).

Họ Cúc (Asteraceae) có 4 loài chiếm 14,3% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, thường gặp các loài Cúc sao (Aster ageratoides Turez).

Họ Sim (Myrtaceae) thường gặp các loài Chổi sể (Baeckea frutescens

L.), Ổi (Psidium guyava), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (sit) Hassk), họ trên có 3 loài chiếm 10,7% tổng số loài trong điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)