Điều tra qua địa phương, lãnh đạo cơ sở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 76)

2. Mục đích nghiên cứu

3.2.3. Điều tra qua địa phương, lãnh đạo cơ sở

Trực tiếp phỏng vấn một số gia đình, ban lãnh đạo cơ sở về các vấn đề liên quan tới đồng cỏ và chăn nuôi.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình khai thác và sử dụng đất của ngƣời dân xã Cảnh Hƣng

Cảnh Hưng là xã có diện tích nhỏ. Theo thống kê, kiểm kê đất đai, tính đến 1/1/2008 phản ánh đúng thực tế hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn của xã cụ thể như sau: Tổng diện tự nhiên là 547.63 ha, trong đó đất nông nghiệp là 315.37 ha chiếm 57,59% diện tích đất tự nhiên của xã. Đất trồng cây hàng năm là 300.79 ha chiếm 54.81% diện tích đất tự nhiên, đất trồng cây lâu năm là 1.45 ha chiếm 0,26%. Trong tổng số diện tích đất trồng cây hàng năm thì đất trồng lúa là 170,45 ha chiếm 56,67%, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1,48 ha chiếm 0,49% còn lại là đất trồng cây bhàng năm khác. Đất nuôi trồng thuỷ sản 13,13 ha chiếm 2,39%diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 206,94 ha chiếm 37,79%, còn lại là đất chưa sử dụng là 25,32 ha (bao gồm đất bằng chưa sử dụng) chiếm 4,62% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích các loại đất của xã được nêu trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất xã Cảnh Hƣng tính đến ngày 1/1/2008 STT Loại đất Diện tích (ha) Năng suất (tạ) Ghi chú Tổng diện tích tự nhiên 547,63 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.1.3 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3 1.4 Đất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm

Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thuỷ sản. Đất nông nghiệp khác 315,37 302,24 300,79 170,45 1,48 128,86 1,45 0 0 0 0 13,13 0 -Lúa 56 tạ/ha/vụ, - 2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.3 2.4 2.5 2.6

Đất phi nông nghiệp Đất ở

Đất ở tại nông thôn Đất ở tại đô thị Đất chuyên dùng

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Đất quốc phòng an ninh

Đất SX, kinh doanh phi nông nghiệp Đất có mục đích công cộng

Đất tôn giáo tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác

206,94 51,25 51,25 0 112,21 0,91 0 23,86 87,44 0,95 1,75 40,76 0,02 3. 3.1 3.2 3.3 Đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng Núi đá không có rừng cây

25,32 25,32 0 0

- Tình hình sử dụng đất: Hiện nay cây trồng hàng năm của xã Cảnh Hưng chủ yếu là lúa, ngoài ra còn có trồng thêm ngô, khoai lang, khoai tây, đỗ tương, lạc, …nhưng diện tích nhỏ. Những nơi đất xấu, thiếu nước thì trồng các loại cây trồng như khoai lang hay bỏ hoang hoá. Toàn xã có 2156 hộ gia đình với 5841 nhân khẩu, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là 1%, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người khoảng 555m2/người. Theo tốc độ tăng dân số dự báo đến 2015dân số của toàn xã là 6260 người, bình quân ruộng đất một người khoảng 475m2. Với bình quân ruộng đất như vậy nếu chỉ dựa vào cây lúa là chính thì hinh tế không thể phát triển. Muốn phát triển kinh tế buộc người dân phải chuyển đổi cơ cấu, mạnh dạn đầu tư vào các mô hình trồng trọt và chăn nuôi khác có hiệu quả kinh tế hơn.

4.2. Tập đoàn cây thức ăn gia súc của xã Cảnh Hƣng

Cỏ tự nhiên và cỏ trồng ở đây có thành phần loài khá phong phú, ngoài các giống cỏ tự nhiên sẵn có thì các hộ liên tục nhập các loại cỏ trồng từ các nước nhiều giống chất lượng cao như: Cỏ Coi, cỏ VA06, cỏ Ghinê, Xích lô, cỏ Sao.... các loài cỏ này đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng về mùa khô cho gia súc, thời gian thu hoạch ngắn, có thể dùng làm thức ăn dự phòng vì các loài này có khả năng làm thức ăn ủ chua cho mùa đông lạnh giá.

Nhìn chung các loài đều đòi hỏi đất loại trung bình, nhu cầu nước, phân khá lớn, tuổi khai thác trung bình từ 3-4 năm. Những cây lâu năm mỗi năm có thể cắt từ 3-5 lần năng suất đạt 60-300 tấn/ha/năm. Trừ những cây hàng năm còn những cây lâu năm đều có thể qua đông dạng sinh dưỡng, một số vẫn có thể cho năng suất chất xanh tuy không lớn nhưng lại đòi hỏi thời gian dài hơn.

Các loài đa số đều khai thác lá, thân và có khả năng khai thác được nhiều năm, những loài có khả năng chăn thả chịu được sự dẫm đạp của gia súc đó là hai loài cỏ Sậy và cỏ Thừng. Tất cả đều có thể làm thức ăn tươi, một số có thể ủ chua, làm cỏ khô và làm bột. Về mặt dinh dưỡng đều được đánh

giá loại tốt. Một số loài cỏ thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương như: Cỏ Voi,VA06, voi lai, Xích lô, Ghinê TD 58, cỏ Ruzi hiện nay đang được trồng phổ biến ở địa phương.

Tập đoàn cây thức ăn gia súc ở Cảnh Hưng- Tiên Du được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tập đoàn cây thức ăn gia súc xã Cảnh Hƣng TT Tên La tinh Tên Việt Nam Đặc điểm chính, sử dụng

(1) Asteraceae HỌ CÖC

1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

2 Crassocephalum crepidioides (Benth)Smoore

Rau tàu bay Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

3 Sigesbeckia orientalis L. Cỏ đĩ Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè

(2) Convolvulaceae HỌ KHOAI LANG

1 Ipomoea batats (L) lamK Khoai lang Trồng để lấy củ và thân lá

(3) Euphorbiaceae HỌ THẦU DẦU

1 Manihot esculenta Crantf Sắn Trồng để lấy củ

(4) Fabaceae HỌ ĐẬU

1 Glycine max (L.) Merr Đậu tương Trông để lấy hạt, làm bột. 2 Flemingia

macrophylla(Willd)Prain

Đậu công Cây thuộc mộc, thân lá nhiều lông, bò không thích ăn 3 Stylozanthes

guianensis(Aul)Swaptf

Cỏ Stylo Năng suất khá cao, chất lượng tốt

4 Desmodium spp Đậu 3 lá Năng suất rất thấp, mọc dại trong cỏ trồng

5 Leucaena sp Keo dậu lai Tái sinh nhanh, năng suất cao, chất lượng tốt

(5) Poaceae HỌ LÖA

1 Avenna sativa L. Yến mạch lá to Protein 15 - 19%, chịu lạnh, sương muối

2 A. strigosa L. Yến mạch lá nhỏ

Protein 15 - 19%, chịu lạnh, sương muối

3 Brachiaria ruziziensis Cỏ Ruzi Năng suất không cao, nay it trồng

4 Cynodon plemfuensis vandersyut

Cỏ Sao Năng suất cao, chất lượng tốt, cần đất ẩm.

5 Panicum maximum JacqTD58

Cỏ Ghinê Trồng được nhiều loại đất, năng suất trung bình, chất lượng tốt

6 P. maximum Jacq var. Liconi Cỏ Sữa Năng suất không cao, chất lượng trung bình, nay ít trồng 7 Paspalum dilatatum Poir Cỏ xích lô Tái sinh tự nhiên từ hạt, làm cỏ

khô dễ

8 P. urvillei Stend Cỏ Mộc Châu Năng suất thấp, nay đã bỏ 9 Pennisetum purpureum

Schumach

Cỏ Voi Năng suất cao, trồng nhiều, ủ chua

10 P.purpureum x P.americanum

Cỏ VA06 Năng suất rất cao, trồng nhiều, ủ chua

11 Coelorachis striata (Stend) A.Cam.

Cỏ Thừng Cỏ có nguồn gốc là cỏ dại Việt nam,trồng được nhiều loại đất, năng suất cao, chất lượng tốt. 12 Panicum sarmentosum Roxb. Cỏ Sậy Cỏ có nguồn gốc cỏ dại Việt

nam,năng suất trung bình, ít trồng,mùa hè sinh trưởng và phát triển kém.

13 Setaria sphacellata Cỏ Narốk Nhanh già, cứng, ra hoa sớm, trồng ít

14 Zea mays L. Cây ngô Trông lấy cây ủ chua, lấy hạt 15 Orysa sativa L. Rơm lúa Khai thác cám, rơm dùng mùa

đông

Qua bảng 4.2 ta thấy: Trong tổng số 25 loài 7 họ vẫn đang được khai thác, họ Hoà Thảo (Poaceae) có 15 loài chiếm 60% tổng số loài, họ đậu (Fabaceae) có 5 loài chiếm 20% tổng số loài, họ Cúc (Asteraceae) có 3 loài chiếm 12% tổng số loài; còn lại là họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 1 loài và

họ khoai lang (Convolvulaceae) có 1 loài. Trong số này thì 3 loài họ Cúc là cây dại được khai thác trong mùa hè (cây cỏ đĩ – Sigesbeckia orientalis, rau

Tàu bay: Crassocephalum crepidioides, cây Cứt lợn – Ageratum Conyzoides). Trong số 15 loài họ Hoà thảo thì có một số loài được trồng nhiều hơn cả là cỏ voi (Pennisetum purpureum); cỏ VA06 (P.purpureum x P.americanum); cỏ Xích lô (Paspalum dilatatum); cỏ Ghinê (Panicum maximum); và cây Ngô (Zea mays); Sắn (Manihot esculenta; cỏ Thừng (Coelorachis striata). Mùa

đông thì trồng Yến mạch (Avenna sativa); Yến mạch lá nhỏ (A.stigosa).

Trong số 25 loài trồng ỏ đây hiện nay có thể chia thành 3 nhóm theo năng suất:

- Nhóm có năng suất cao trên 200 tấn/ha như cỏ Thừng, cỏ Voi, VA06 ; - Nhóm có năng suất trung bình 100-200 tấn/ha như cỏ Ruzi,cỏ Ghinê, cỏ Sao và các loài thuộc họ Đậu; nhóm này có chất lượng khá cao.

- Nhóm cây phục vụ cho mùa đông như cây Ngô,Yến mạch, cỏ Thừng.

4.3. Đặc điểm và năng suất các loại cỏ chính dùng làm thức ăn cho bò đƣợc trồng tại xã Cảnh Hƣng đƣợc trồng tại xã Cảnh Hƣng

Các giống cỏ như cỏ Voi, Ghinê, Ruzi... thích nghi cao cả trên vùng đất của xã. Cỏ giống thường 2 năm thay một lần, dùng luôn hom hoặc hạt cỏ đang trồng thay thế. Sau mỗi lứa thu hoạch mới phải chăm bón một lần. Cỏ phát triển mạnh vào mùa mưa, đối với các loại cỏ thân bò có thể phơi khô, các loại cây thân đứng có thể ủ chua làm thức ăn dự trữ quanh năm.

* Cỏ Voi (Pennisetum purpureum)

Đặc điểm sinh thái:

Chiều cao cỏ voi từ 3-6 m, cây làm thức ăn cho gia súc khi nó cao 3m, mép lá răng cưa. Bông hoa cỏ dài 10-15cm. Xuất xứ của cỏ voi từ vùng nhiệt đới Châu Phi, thích hợp cho những nơi có lượng mưa trung bình 1000mm một

năm. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển là tư 25- 300C, nhiệt độ dưới 140

C là cây ngừng phát triển.

Năng suất cỏ voi : Vào mùa mưa khoảng 50-60 ngày một lứa cắt, vào mùa khô là khoảng 100 ngày. Ở Cảnh Hưng cỏ voi thường cho 4-5 lứa cắt một năm.

Khi thu hoạch cỏ Voi 40-45 ngày tuổi, chất lượng thức ăn rất thấp (CP = 5-8% tính theo VCK), tỷ lệ sử dụng 40-60%. Do vậy để cải thiện chất lượng các hộ phải thu hoạch khi cây còn non (30-35 ngày), tuy nhiên điều này ảnh hưởng đến khả năng tái sinh và năng suất của cỏ.

* Cỏ Ghinê (Panicum maximum)

Đặc điểm sinh thái: Ghinê cao từ 300-350cm, lá mảnh, dài 90-120 cm rộng từ 1-1,2 cm, hoa là một cụm bông, hạt nhỏ. Nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới Châu Phi (vùng ghinê). Đây là giống cỏ hoà thảo có khả năng chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều loại đất,nhiệt độ thích hợp từ 25-300C, dưới 100

C ngừng sinh trưởng, có thể sống trong bóng mát của những cây khác và thích nghi với nhiều loại đất . Ở Cảnh Hưng là 3,4 năm thì trồng lại.

Năng suất cỏ ghinê: Trong điều kiện thuận lợi thì cắt 7-8 lứa/ năm với năng suất tư 10-14 tấn chất khô/ha Điều kiện ở Mộc Châu là 4 lứa/năm. .

* Cỏ VA 06 (P.purpueumx P.americanum)

Là giống cỏ lai giữa cỏ voi và một giống cỏ đuôi sóc ở Nam mỹ. Giống cỏ này có khả năng sinh trưởng phát triển rất mạnh, năng suất có thể đạt tới 300 – 350 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 400 tấn/ha. So với cỏ voi thì cỏ VA06 có thân lá mềm hơn, lá dày, ít lông hơn và theo tài liệu hướng dẫn thì cỏ VA 06 có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Nó có thể đáp ứng được để phát triển chăn nuôi trong điều kiện thâm canh cao. Giống cỏ này mới được đưa vào trồng năm 2006, sẽ phát triển mạnh trong các năm tới.

Đây là cây họ Đậu, làm thức ăn bổ xung rất tốt cho đàn bò sữa. Là giống cây thân gỗ, lâu năm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là Protein. Ở Cảnh Hưng cây keo dậu được trồng theo băng, hoặc hàng rào, bò lô...Cây keo được nhân giống bằng hom.

* Cỏ tự nhiên đặc biệt là hai giống cỏ Sậy và cỏ Thừng

Cỏ Thừng sống ở nơi ẩm, cây sống nhiều năm, mọc tập trung thành đám, thân, lá mềm và thơm nên bò rất thích ăn, cao tối đa 100cm, tái sinh nhanh có thể trồng được trên nhiều loại đất. Cỏ Thừng có khả năng cạnh tranh mạnh, gần như không có loại cỏ dại nào mọc được ở ruộng cỏ Thừng, được dân địa phương đem trồng vài năm gần đây.

Cỏ Sậy sống nơi ẩm ướt, sống nhiều năm, chồi dài, mọc tập trung thành đám, thân cao đến 1m, khả năng sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 18-40 độ C và phát triển kém ở nhiệt độ thấp, song lại tái sinh mạnh mẽ khi nhiệt độ và độ ẩm tăng lên. Giá trị dinh dưỡng và tính ngon miệng tương đương với cỏ Thừng, cũng được dân địa phương đem trồng vài năm gần đây.

Kỹ thuật trồng hai giống cỏ trên rất đơn giản: Sau khi làm đất mịn, rắc cỏ như gieo mạ hoặc như phủ rạ rồi dùng vồ đập đất đập nhẹ, để tăng khả năng bám đất cho cỏ. Tuy đây là những giống cỏ chịu thâm canh nhưng chỉ cần làm đất 1 lần và không cần trồng lại. Mùa đông dù khô hanh song do cỏ có dạng thân bụi, mọc dày đặc nên có khả năng giữ ẩm tốt, cỏ vẫn cho năng suất cao nếu được tưới giữ ẩm chỉ 1 lần/tháng. Như vậy có thể khắc phục tình trạng thiếu thức ăn xanh trong mùa khô. Chỉ sau 2 tháng trồng, cỏ Sậy và cỏ Thừng đã cho thu hoạch lứa đầu. Ngoài ra để bảo đảm thức ăn cho vụ đông, các hộ chăn nuôi còn sử dụng ngô cây, cải vụ đông và các loại thức ăn củ quả khác như khoai, sắn, bí đỏ...

Với điều kiện thời tiết nước ta, mùa đông rất khắc nghiệt, các loại cỏ không phát triển hoặc phát triển rất kém, vì vậy thức ăn dự trữ ủ chua cùng với cỏ khô là thức ăn thô chủ yếu cho đàn bò. Thức ăn ủ chua được làm chủ yếu từ ngô cây khi hạt ngô bắt đầu khô sữa, được bổ xung thêm rỉ mật. Đây là thức ăn rất quan trọng trong mùa đông, đảm bảo duy trì được sức khoẻ và khả năng sản xuất của đàn bò.

4.4. Tình hình chăn nuôi bò ở Bắc Ninh và xã Cảnh Hƣng

Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân các địa phương thực hiện các chương trình lai hoá đàn bò thịt, nạc hoá đàn lợn, phát triển đàn bò sữa, gia cầm chất lượng cao... thúc đẩy ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc hình thành các vùng sản xuất tập trung đã tạo ra động lực tích cực thúc đẩy ngành chăn nuôi của Bắc Ninh ngày càng phát triển mạnh, hướng tới đưa ngành này trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Đối với đàn bò, tỉnh đã quy hoạch được 26 vùng nuôi bò thịt ở các huyện Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành với 19,7 nghìn con, chiếm 36% tổng đàn bò của toàn tỉnh. Do mang lại hiệu quả kinh tế khá, lại dễ dàng trong khâu chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, không phải bỏ vốn lớn nên việc phát triển chăn nuôi bò thịt đang ngày càng thu hút nhiều hộ dân ở các địa phương quan tâm, đặc biệt là tại các huyện có diện tích đất bãi ven sông và vườn đồi rộng như Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình... Tại các huyện này đã thường xuyên duy trì đàn bò từ trên 3.300 con đến gần 5.000 con. Các xã có tổng đàn lớn là Đào Viên, Chi Lăng, Ngọc Xá, Việt Hùng (Quế Võ), Tam Giang (Yên Phong), Song Giang, Vạn Ninh (Gia Bình)... với tổng số từ 760 đến 1.280 con. Bên cạnh đó, tỉnh còn quy hoạch được 2 vùng nuôi bò sữa ở các huyện Tiên Du và Từ Sơn với trên 600 con, trong đó có trên 400 con đã cho sữa, đạt năng suất bình quân 3.600 đến 3.650

kg sữa/chu kỳ. Hai xã Cảnh Hưng và Tri Phương (Tiên Du) có từ 139 đến 189 con bò sữa, chiếm từ 17% đến 23% tổng đàn bò sữa của toàn tỉnh. Tỉnh hiện có 302 hộ nuôi bò sữa, tập trung ở 7/8 huyện, thị xã với tổng đàn trên 800

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)