Phương pháp phân tích đối với mẫu đất:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 74 - 76)

2. Mục đích nghiên cứu

3.3.2.5. Phương pháp phân tích đối với mẫu đất:

Trên vị trí nghiên cứu chúng tôi lấy mẫu đất tại ô tiêu chuẩn và các điểm ngoài ô tiêu chuẩn. Mẫu đất lấy ở độ sâu : 0- 20cm và đem phân tích tại phòng phân tích đất Khoa nông học - Trường đại học Nông Lâm- đại học Thái Nguyên theo phương pháp của Lê Văn Khoa và Lê Văn Tiềm [18], [19].

- Xác định độ ẩm của đất theo phương pháp sấy khô tuyệt đối : Cân 100 gam đất đã hong khô không khí và rây qua rây 1mm cho vào hộp nhôm (mở

nắp)sấy trong tủ ở 105oC đến trạng thái không đổi trong thời gian 12 giờ, tiến hành lặp lại 3 lần. Sau khi sấy xong, đậy nắp hộp nhôm, cho vào bình hút ẩm (đáy bình chứa CaCL2 hoặc xilicagen) để hạ nhiệt độ tới nhiệt độ trong phòng, thông thường để nguội trong khoảng 20-30 phút, sau đó cân trọng lượng đất khô tuyệt đối và so sánh với khối lượng ban đầu.

- Xác định độ pH (pH (KCl)) theo phương pháp đo bằng máy pHmeter: Cho vào bình thuỷ tinh 5gam đất đã qua rây 1mm, sau đó thêm vào 25ml KCL(1N), lắc trong 10 phút rồi ngâm qua đêm, lắc lại và đo trên máy Meter đọc trị số pH ở trên máy.

- Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Tiurin : Cân 0,2 gam đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác 100ml,sau đó thêm 5ml dung dịch K2C2R2O7 (0,4N) lắc nhẹ ,cắm phễu con trên miệng bình để ngưng lạnh. Sau đó đặt bình trong nồi Parafin, đun sôi dung dịch trong bình 5 phút ở nhiệt độ 170o

C – 180oC trên bếp điện cho đến khi dung dịch không còn màu xanh. Để nguội dung dịch rồi đổ vào bình tam giác, dùng một ít nước cất chia làm 2-3 lần tráng phễu và bình và đổ vào bình tam giác .Thêm 1ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ lượng Kali Bicromat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh và tính kết quả.

Để xác định hàm lượng đạm, lân, kali cần phải qua giai đoạn công phá mẫu: Cân 1 gam đất đã rây qua rây 1 mm cho vào bình thuỷ tinh dung tích 50 ml. Thêm vào bình một ít nước cất cho mẫu đất hơi ẩm, rồi cho vào 8ml H2SO4 đặc, lắc đều, cho thêm vào giọt HCLO4 70% .Đậy bình bằng một chiếc phễu nhỏ. Đun từ từ cho nhiệt độ tăng dần. Khi dung dịch bắt đầu chuyển sang màu trắng thì tiếp tục đun thêm 20 phút nữa.Toàn bộ thời gian công phá mẫu hết khoảng 30-40 phút. Sau đó nhấc xuống để nguội và cho vào 3 giọt HCLO4 và đun cho trắng màu.

- Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl: Đem mẫu đất đã được công phá chưng cất Kjeldahl với thời gian 20-30 phút thu được dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ NaOH 0,02N, dung dịch từ tím đỏ chuyển sang màu lục và tính kết quả.

- Xác định hàm lượng lân tổng số (P2O5%) theo phương pháp quang phổ hấp phụ: Lấy 5 ml dung dịch mẫu sau khi đã công phá cho vào bình thuỷ tinh, chỉnh độ pH đến = 7 bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó thêm 10ml H2SO4 5N, thêm 1,25 ml dung dịch Amonimolipdat 2% và 3ml dung dịch axit Ascobic 1N. Đun cách thuỷ trên bếp khi cường độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức đến 50ml, đem so màu trên máy DERLL/2000, số đọc là P2O5%.

- Xác định hàm lượng kali tổng số (K2O %) theo phương pháp quang phổ phát xạ: Nguyên tắc của phương pháp này là thu bức xạ nguyên tử Kali phát ra dưới tác dụng kích thích của ngọn lửa hồ quang. Khi bức xạ này đi qua máy quang phổ nhiễm xạ thu được phổ bức xạ.Cường độ vạch phổ tỷ lệ với nồng độ nguyên tố Kali trong mẫu. Đo cường độ vạch phổ ta tính được nồng độ nguyên tố. Phép đo thực hiện trên máy quang phổ loại DFS 8-3, độ nhạy vạch là 0,01%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)