Đặc điểm và năng suất các loại cỏ chính dùng làm thức ăn cho bò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 82)

2. Mục đích nghiên cứu

4.3. Đặc điểm và năng suất các loại cỏ chính dùng làm thức ăn cho bò

đƣợc trồng tại xã Cảnh Hƣng

Các giống cỏ như cỏ Voi, Ghinê, Ruzi... thích nghi cao cả trên vùng đất của xã. Cỏ giống thường 2 năm thay một lần, dùng luôn hom hoặc hạt cỏ đang trồng thay thế. Sau mỗi lứa thu hoạch mới phải chăm bón một lần. Cỏ phát triển mạnh vào mùa mưa, đối với các loại cỏ thân bò có thể phơi khô, các loại cây thân đứng có thể ủ chua làm thức ăn dự trữ quanh năm.

* Cỏ Voi (Pennisetum purpureum)

Đặc điểm sinh thái:

Chiều cao cỏ voi từ 3-6 m, cây làm thức ăn cho gia súc khi nó cao 3m, mép lá răng cưa. Bông hoa cỏ dài 10-15cm. Xuất xứ của cỏ voi từ vùng nhiệt đới Châu Phi, thích hợp cho những nơi có lượng mưa trung bình 1000mm một

năm. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển là tư 25- 300C, nhiệt độ dưới 140

C là cây ngừng phát triển.

Năng suất cỏ voi : Vào mùa mưa khoảng 50-60 ngày một lứa cắt, vào mùa khô là khoảng 100 ngày. Ở Cảnh Hưng cỏ voi thường cho 4-5 lứa cắt một năm.

Khi thu hoạch cỏ Voi 40-45 ngày tuổi, chất lượng thức ăn rất thấp (CP = 5-8% tính theo VCK), tỷ lệ sử dụng 40-60%. Do vậy để cải thiện chất lượng các hộ phải thu hoạch khi cây còn non (30-35 ngày), tuy nhiên điều này ảnh hưởng đến khả năng tái sinh và năng suất của cỏ.

* Cỏ Ghinê (Panicum maximum)

Đặc điểm sinh thái: Ghinê cao từ 300-350cm, lá mảnh, dài 90-120 cm rộng từ 1-1,2 cm, hoa là một cụm bông, hạt nhỏ. Nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới Châu Phi (vùng ghinê). Đây là giống cỏ hoà thảo có khả năng chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều loại đất,nhiệt độ thích hợp từ 25-300C, dưới 100

C ngừng sinh trưởng, có thể sống trong bóng mát của những cây khác và thích nghi với nhiều loại đất . Ở Cảnh Hưng là 3,4 năm thì trồng lại.

Năng suất cỏ ghinê: Trong điều kiện thuận lợi thì cắt 7-8 lứa/ năm với năng suất tư 10-14 tấn chất khô/ha Điều kiện ở Mộc Châu là 4 lứa/năm. .

* Cỏ VA 06 (P.purpueumx P.americanum)

Là giống cỏ lai giữa cỏ voi và một giống cỏ đuôi sóc ở Nam mỹ. Giống cỏ này có khả năng sinh trưởng phát triển rất mạnh, năng suất có thể đạt tới 300 – 350 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 400 tấn/ha. So với cỏ voi thì cỏ VA06 có thân lá mềm hơn, lá dày, ít lông hơn và theo tài liệu hướng dẫn thì cỏ VA 06 có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Nó có thể đáp ứng được để phát triển chăn nuôi trong điều kiện thâm canh cao. Giống cỏ này mới được đưa vào trồng năm 2006, sẽ phát triển mạnh trong các năm tới.

Đây là cây họ Đậu, làm thức ăn bổ xung rất tốt cho đàn bò sữa. Là giống cây thân gỗ, lâu năm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là Protein. Ở Cảnh Hưng cây keo dậu được trồng theo băng, hoặc hàng rào, bò lô...Cây keo được nhân giống bằng hom.

* Cỏ tự nhiên đặc biệt là hai giống cỏ Sậy và cỏ Thừng

Cỏ Thừng sống ở nơi ẩm, cây sống nhiều năm, mọc tập trung thành đám, thân, lá mềm và thơm nên bò rất thích ăn, cao tối đa 100cm, tái sinh nhanh có thể trồng được trên nhiều loại đất. Cỏ Thừng có khả năng cạnh tranh mạnh, gần như không có loại cỏ dại nào mọc được ở ruộng cỏ Thừng, được dân địa phương đem trồng vài năm gần đây.

Cỏ Sậy sống nơi ẩm ướt, sống nhiều năm, chồi dài, mọc tập trung thành đám, thân cao đến 1m, khả năng sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 18-40 độ C và phát triển kém ở nhiệt độ thấp, song lại tái sinh mạnh mẽ khi nhiệt độ và độ ẩm tăng lên. Giá trị dinh dưỡng và tính ngon miệng tương đương với cỏ Thừng, cũng được dân địa phương đem trồng vài năm gần đây.

Kỹ thuật trồng hai giống cỏ trên rất đơn giản: Sau khi làm đất mịn, rắc cỏ như gieo mạ hoặc như phủ rạ rồi dùng vồ đập đất đập nhẹ, để tăng khả năng bám đất cho cỏ. Tuy đây là những giống cỏ chịu thâm canh nhưng chỉ cần làm đất 1 lần và không cần trồng lại. Mùa đông dù khô hanh song do cỏ có dạng thân bụi, mọc dày đặc nên có khả năng giữ ẩm tốt, cỏ vẫn cho năng suất cao nếu được tưới giữ ẩm chỉ 1 lần/tháng. Như vậy có thể khắc phục tình trạng thiếu thức ăn xanh trong mùa khô. Chỉ sau 2 tháng trồng, cỏ Sậy và cỏ Thừng đã cho thu hoạch lứa đầu. Ngoài ra để bảo đảm thức ăn cho vụ đông, các hộ chăn nuôi còn sử dụng ngô cây, cải vụ đông và các loại thức ăn củ quả khác như khoai, sắn, bí đỏ...

Với điều kiện thời tiết nước ta, mùa đông rất khắc nghiệt, các loại cỏ không phát triển hoặc phát triển rất kém, vì vậy thức ăn dự trữ ủ chua cùng với cỏ khô là thức ăn thô chủ yếu cho đàn bò. Thức ăn ủ chua được làm chủ yếu từ ngô cây khi hạt ngô bắt đầu khô sữa, được bổ xung thêm rỉ mật. Đây là thức ăn rất quan trọng trong mùa đông, đảm bảo duy trì được sức khoẻ và khả năng sản xuất của đàn bò.

4.4. Tình hình chăn nuôi bò ở Bắc Ninh và xã Cảnh Hƣng

Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân các địa phương thực hiện các chương trình lai hoá đàn bò thịt, nạc hoá đàn lợn, phát triển đàn bò sữa, gia cầm chất lượng cao... thúc đẩy ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc hình thành các vùng sản xuất tập trung đã tạo ra động lực tích cực thúc đẩy ngành chăn nuôi của Bắc Ninh ngày càng phát triển mạnh, hướng tới đưa ngành này trở thành ngành sản xuất chính trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Đối với đàn bò, tỉnh đã quy hoạch được 26 vùng nuôi bò thịt ở các huyện Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành với 19,7 nghìn con, chiếm 36% tổng đàn bò của toàn tỉnh. Do mang lại hiệu quả kinh tế khá, lại dễ dàng trong khâu chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, không phải bỏ vốn lớn nên việc phát triển chăn nuôi bò thịt đang ngày càng thu hút nhiều hộ dân ở các địa phương quan tâm, đặc biệt là tại các huyện có diện tích đất bãi ven sông và vườn đồi rộng như Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình... Tại các huyện này đã thường xuyên duy trì đàn bò từ trên 3.300 con đến gần 5.000 con. Các xã có tổng đàn lớn là Đào Viên, Chi Lăng, Ngọc Xá, Việt Hùng (Quế Võ), Tam Giang (Yên Phong), Song Giang, Vạn Ninh (Gia Bình)... với tổng số từ 760 đến 1.280 con. Bên cạnh đó, tỉnh còn quy hoạch được 2 vùng nuôi bò sữa ở các huyện Tiên Du và Từ Sơn với trên 600 con, trong đó có trên 400 con đã cho sữa, đạt năng suất bình quân 3.600 đến 3.650

kg sữa/chu kỳ. Hai xã Cảnh Hưng và Tri Phương (Tiên Du) có từ 139 đến 189 con bò sữa, chiếm từ 17% đến 23% tổng đàn bò sữa của toàn tỉnh. Tỉnh hiện có 302 hộ nuôi bò sữa, tập trung ở 7/8 huyện, thị xã với tổng đàn trên 800 con, lượng sữa được sản xuất ra đạt mức trung bình từ 3300 đến 3500 kg/ngày. Nhằm đưa con bò sữa trở thành một trong những con vật nuôi chính góp phần nâng cao tỷ trọng chăn nuôi, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người nông dân, ngoài việc hỗ trợ kinh phí cho những hộ dân nhập về các con bò sữa cao sản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tiến hành lai tạo đàn bò sữa tại chỗ trên nền đàn bò cái lai sind và đã cho ra đời trên 2.500 con lai F1, bò cao sản 82% đến 87% máu ngoại, nhiều con hiện đã cho sản lượng sữa từ 10 đến 12 lít/ngày. Tại các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành... nhiều hộ gia đình nuôi từ 4 đến trên 10 con với lượng sữa tươi thu được từ 15 đến 30 kg/ ngày, lãi từ 20 đến hơn 27,5 triệu đồng mỗi năm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất và khắc phục khó khăn trong khâu tiêu thụ, từ năm 2004, ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh đã giúp bà con nông dân hình thành 6 trung tâm thu gom, tiêu thụ sản phẩm sữa ở các huyện Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành với những khu nhà xưởng, tanh lạnh, các thiết bị máy móc để cân đo tỷ trọng, lượng sữa, kiểm tra độ cồn, đánh giá mức độ nhiễm khuẩn... đảm bảo tiêu chuẩn, mỗi trung tâm có thể bảo quản, cung ứng ra thị trường từ 100 kg đến 820 kg sữa tươi/ngày.

Ở xã Cảnh Hưng phong trào nuôi bò sữ bắt đầu từ năm 1995 với 5 con bò giống, đến nay đàn bò sữa của xã Cảnh Hưng đã có tổng số 214 con, bao gồm 74 con bê và 140 con bò đang cho khai thác. Bình quân 1 con bò cho 15- 20 kg sữa/ngày, với giá thành từ 7000- 7500 đồng/kg sữa. Tuy giá trị kinh tế chưa thực sự cao nhưng nghề nuôi bò sữa giúp bà con nông dân tận dụng lợi thế đồng đất và thời gian nông nhàn để có thêm thu nhập. Tận dụng được lợi

thế vùng đất bãi để trồng cỏ và có sự chuẩn bị tốt cho đầu ra của sản phẩm. Hiện trong xã có 3 điểm thu mua do các công ty sữa đầu tư máy móc, chuyển giao công nghệ tại chỗ để thu mua sữa cho nhân dân vì vậy lượng sữa sản xuất ra được bao tiêu toàn bộ. Tại thời điểm “bão” melamine, Cảnh Hưng cũng bị ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng. Toàn xã không có trường hợp nào phải đổ bỏ sữa hay bán bò để gỡ vốn”. Tuy nhiên, có lúc giá sữa giảm chỉ còn 5000đồng/kg (giá trước đó bình quân khoảng 8000 đồng/kg) thì người chăn nuôi không có lãi. Nhưng rất may tình trạng đó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn vì người dân Cảnh Hưng tận dụng được diện tích đất ven đê rộng lớn đã chủ động nguồn thức ăn cho bò, giảm được chi phí đầu vào nên thiệt hại không đáng kể. Đến nay mọi việc đều bình thường, giá sữa lại được sữa với giá dao động từ 6500 đến 7500 đồng/kg. Sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi bò sữa, trải qua những thăng trầm của thị trường, người dân Cảnh Hưng đã tích luỹ được khá nhiều vốn liếng cũng như kinh nghiệm. Chính vì vậy, “bão” melamine không những không làm suy giảm nghề chăn nuôi bò sữa ở đây mà còn là dịp để nông dân Cảnh Hưng khẳng định sự dày dạn kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa, vượt qua tác động của điều kiện ngoại cảnh. Đàn bò sữa ở Cảnh Hưng vẫn duy trì ổn định và hiện có chiều hướng gia tăng. Cùng với con bò sữa, địa phương đang mở rộng quy mô đàn bò thịt. Đây vẫn là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của Cảnh Hưng.

4.5. Năng suất của các loài cỏ chính

Tại Cảnh Hưng có nhiều loài cỏ trồng, nhưng có 3 loài cỏ được chúng tôi quan tâm nhiều hơn cả đó là cỏ Voi, cỏ Sậy và cỏ Thừng vì những đặc điểm ưu việt của nó. Với mục đích so sánh 2 loài cỏ tự nhiên mới được đem trồng là cỏ Sậy và cỏ Thừng với cỏ Voi là loài được trồng phổ biến và được

đánh giá là đứng hàng đầu trong các loài cỏ hoà thảo nhập vào Việt Nam. Thí nghiệm được bố trí thành 3 ô, mỗi ô 80m2/loài, trồng trên cùng vùng đất,

quy trình trồng, chăm sóc, thu hái về cơ bản là như nhau, riêng cắt theo tuổi và theo nhu cầu gia đình nên không thể cắt cùng ngày được.

Kết quả theo dõi trong 10 lứa cắt được trình bầy trong bảng 4.3

Bảng 4.3: Số lứa cắt và năng suất của từng lứa Loài cỏ Lần cắt Cỏ Voi Cỏ Sậy Cỏ Thừng Lần 1 200kg/80m 2 15.6.2007 140kg/80m2 5.6.2007 160kg/80m2 10.6.2007 Lần 2 360kg/80m 2 13.8.2007 260kg/80m2 10.7.2007 280kg/80m2 10.8.2007 Lần 3 280kg/80m 2 10.10.2007 270kg/80m2 10.9.2007 280kg/80m2 15.10.2007 Lần 4 224kg/80m 2 5.1. 2008 160kg/80m2 10.11. 2007 248kg/80m2 10.12. 2007 Lần 5 296kg/80m 2 2.3..2008 150kg/80m2 16.2 .2008 272kg/80m2 12.2 .2008 Lần 6 230kg/80m 2 6.6.2008 150kg/80m2 15.5.2008 288kg/80m2 15.4.2008 Lần 7 264kg/80m 2 10.7.2008 120kg/80m2 20.6.2008 264kg/80m2 13.6.2008 Lần 8 240kg/80m 2 1.9.2008 130kg/80m2 10.8.2008 240kg/80m2 20.7.2008 Lần 9 240kg/80m 2 10.12..2008 110kg/80m2 25.10. 2007 224kg/80m2 25.9.2008 Lần 10 280kg/80m 2 5.2.2009 120kg/80m2 20.12. 2008 270kg/80m2 28.11. 2008

Năng suất TB 261,4kg/80m

2

161,0kg/80m2 252,6kg/80m2 3,27 kg /m2 2,01 kg/m2 3,16 kg/m2

Qua bảng trên cho thấy:

1. Số lứa cắt trong một năm

Tính từ tháng 6.2007 đến tháng 6 .2008 thì số lứa cắt của cỏ Voi là 6 lần, cỏ Sậy là khoảng 6-7 lần còn cỏ Thừng là 7 lần.

2. Năng suất

Từ số lứa cắt trong năm và năng suất trung bình của 1 lứa ta tính ra năng suất năm của từng loài. Cỏ Voi là 3,27kg x 6 lứa =19,62 kg/m2

tức gần 200 tấn /ha. Cỏ Thừng là 3,16 kg x 7 lứa = 22,12 kg/m2

tức khoảng 220 tấn /ha. Cỏ Sậy là 2,01 kg x 7 lứa = 14,07 kg/m2 đạt khoảng 140 tấn /ha.

Ở lần cắt dầu tiên, năng suất của 3 giống cỏ so với các lần cắt khác thấp nhất vì thời gian đầu mới trồng cỏ sinh trưởng chậm, cỏ còn ít con: cỏ Voi 200kg/80m2, cỏ Sậy là 140kg/80m2còn cỏ Thừng 160kg/80m2

; đến lần cắt tiếp theo lúc này cỏ sinh trưởng rất mạnh, cỏ đã rất dầy con nên năng suất của các giống cỏ đã rất cao: Cỏ Voi 360kg/80m2, cỏ Sậy là 260kg/80m2còn cỏ Thừng 280kg/80m2

; sang đến lần cắt 3 thì cỏ Voi năng suất giảm đi rất mạnh xuống còn 224kg/80m2, ở các lứa cắt còn lại ta thấy năng suất của cỏ Voi tăng ở lần cắt 4 rồi lại giảm ở những lần cắt tiếp theo và lần cắt 10 thì năng suất lại tăng. Năng suất của cỏ Sậy thì vẫn tiếp tục giảm nhẹ ở những lần cắt tiếp theo; Cỏ thừng tỏ ra có năng suất tương đối ổn định ở các lần cắt.

Như vậy năng suất trung bình qua 10 lứa cắt ta thấy cỏ Voi có năng suất cao nhất 261,4 kg/80m2

, cỏ Thừng năng suất gần bằng cỏ Voi :252,6kg/80m2 (kém cỏ Voi có 8,8kg/80m2), cỏ Sậy có năng suất thấp nhất: 161,0 kg/80m2

Qua đồ thị cho thấy cỏ Thừng có năng suất khá cao và ổn định, cỏ Sậy năng suất khá cao ở những lần cắt đầu còn ở những lần cắt sau thì năng suất giảm và đi vào ổn định, cỏ Voi có lần cắt thứ 2 cao nhất và ở những lần cắt sau thì năng suất lên xuống không đều. Nếu theo quy luật khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta thì khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ Hòa thảo như sau: Hầu hết cỏ hòa thảo đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Đến mùa xuân lại phát triển nhanh và cho nhiều lá nhưng với 3 giống cỏ trên do được tưới nước và bón phân thường xuyên nên năng suất trong các mùa có sự khác biệt hầu như không đáng kể. Chu kì lứa cắt trong mùa đông ngắn nhất là cỏ Thừng 50-60 ngày/lứa, dài nhất là cỏ Sậy 60-90 ngày/lứa, cỏ Voi 60 – 85 ngày/lứa.

Đồ thị năng suất của 3 giống cỏ

0 50 100 150 200 250 300 350 400 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kg/ 80m2 Lần cắt Cỏ Voi Cỏ Sậy Cỏ Thừng

Bảng 4.4: Lƣợng phân bón hoá học cho các loài cỏ Lần cắt Lƣợng phân bón (kg/80m 2 ) Đạm Lân Kali Lần 1 0,5 0,4 0,3 Lần 2 0,6 0,8 0,3 (0,2) Lần 3 0,7 0,6 0,3 Lần 4 0,5 0,5 0,3 (0,2) Lần 5 0,5 0,5 0,3 Lần 6 0,16 0,15 0,3 Lần 7 0,18 0,15 0,3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng suất chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã cảnh hưng, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc .pdf (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)