Tình hình sơ cứu tai nạn thƣơng tích trẻ em

Một phần của tài liệu Thực trạng, yếu tố liên quan và kiến thức thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ em tại huyện thanh hà hải dương năm 2013 (Trang 59 - 63)

- Theo kết quả bảng 3.15 tỉ lệ được sơ cứu khi có tai nạn xảy ra chiếm 57,1%, tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26], tỷ lệ được sơ cứu khi có tai nạn xảy ra chiếm 78,59%; Nguyễn Khắc Sơn tại thành thố Hải Phòng[34], tỉ lệ được sơ cứu khi có tai nạn xảy ra chiếm 57,52%.

- Bảng 3.16: Người sơ cứu ngay khi trẻ mắc tai nạn thương tích chủ yếu do người nhà chiếm 85,8%.

- Bảng 3.17: Nơi điều trị khi trẻ mắc tai nạn thương tích. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tự điều trị cho trẻ tại nhà cao nhất chiếm tỉ lệ 37,7%, số lượt trẻ phải điều trị nội trú chiếm 5,8%, số lượt trẻ điều trị ngoại trú chiếm 31,8%, số lượt trẻ đến phòng khám tư/thầy lang chiếm 24,7%. Các tai nạn thương tích ở trẻ em thường là nhẹ nên khi xảy ra tai nạn được sơ cứu thường điều trị tại nhà hoặc thấy thuốc tư.

+ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26], TNTT tự điều trị tại nhà chiếm tỷ lệ cao nhất 48,79%; nghiên cứu của Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự tại thành phố Hải Phòng[34], trẻ bị tai nạn thương tích tự điều trị tại nhà cao nhất chiếm tỉ lệ 55,12%.

+ Theo đánh giá của mạng lưới nghiên cứu y tế cộng đồng Việt Nam (2003), đối với các trường hợp không gây tử vong thì tai nạn thương tích cũng là nguyên nhân hàng đầu của tỉ lệ nhập viện (57%), như vậy khoảng 5% số trẻ

em bị tai nạn thương tích cần chữa trị hoặc phải bỏ học hoặc bỏ làm ít nhất một ngày.

- Chi phí điều trị trung bình cho một lần điều trị tai nạn thương tích trẻ em dưới 15 tuổi là khoảng 600.000 đồng (bảng 3.19). Nghiên cứu của chúng tôi chi phí cho điều trị tương đương với Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26], chi phí trung bình cho một lần điều trị là gần 600.000 đ; cao hơn so với Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự tại thành phố Hải Phòng[34], chi phí trung bình cho 1 lần điều trị của tác giả là 195.296 đ ± 26.536 đ. Sở dĩ có sự khác nhau trên, có lẽ chi phí tiền thuốc hiện tại cao hơn so với thời điểm năm 2002.

4.1.4. Một số yếu tố liên quan tới TNTT trẻ em

Tai nạn tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề y tế công cộng đang gia tăng và được coi là một trong những nguyên nhân của gánh nặng bệnh tật. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi các mối nguy hiểm trong mọi môi trường. Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tại cộng đồng nhằm xác định tỉ lệ tai nạn thương tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp giảm tỉ lệ tai nạn thương tích cho trẻ em là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên đánh giá được các yếu tố liên quan cũng là một trong những vấn đề không kém phần quan trọng. Dựa trên những yếu tố liên quan mà các nhà quản lý và những người trực tiếp nuôi, dạy trẻ cần xây dựng các giải pháp hoặc trang bị những kiến thức, kỹ năng giúp trẻ phòng, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát rất nhiều yếu tố như hoàn cảnh, lý do, địa điểm, giờ xảy ra tai nạn, khoảng thời gian xảy ra tai nạn, nhận thức của người dân về các nguy cơ gây tai nạn thương tích...nhằm tìm ra yếu tố nào có liên quan đến tai nạn thương tích ở đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.20 – 3.24 cho thấy:

- Tại thời điểm xảy ra tai nạn thương tích, 24,1% số trường hợp có mặt ông/bà, 62,1% trường hợp có mặt bố mẹ, 11,5% trường hợp có mặt giáo viên, 1,1% số trường hợp có mặt người giúp việc và cũng 1,1% số trường hợp có mặt anh chị. Phần lớn trẻ em sau khi bị tai nạn đều có được người trong gia đình hoặc thầy cô giúp đỡ, động viên, an ủi.

- Về địa điểm xảy ra tai nạn thương tích, 67,7% các trường hợp tai nạn thương tích xảy ra ngoài nhà, 30,8% trường hợp TNTT xảy ra trong nhà, 1,5% trường hợp tai nạn thương tích xảy ra ở các vùng nước.

- Về địa bàn xảy ra tai nạn thương tích: Tai nạn thương tích xảy ra ở xã nơi trẻ sinh sống chiếm 98,5%, xảy ra ở xã khác trong huyện chiếm 1%, xảy ra ở huyện khác trong tỉnh chiếm 0,5%.

Từ các số liệu trên cho thấy tai nạn thương tích xảy ra chủ yếu xảy ra ngoài xã hội, ở nhà và chỗ chơi xung quanh nhà. Vì vậy xây dựng nhà ở an toàn hơn và môi trường ngoài xã hội an toàn hơn là vấn đề quan trọng trong xây dựng cộng đồng an toàn.

- Theo kết quả nghiên cứu, thời gian xảy ra tai nạn tai nạn thương tích xảy ra nhiều nhất ở khung giờ 15-19 giờ (49,7%), tiếp đến ở khung 7-10 giờ chiếm 28,4%, khung 11-14 giờ chiếm 15,7%. Có thể giải thích kết quả này là do đây là thời điểm nghỉ ngơi sau một ngày lao động, học tập, làm việc căng thẳng mệt mỏi của mỗi người, kể cả trẻ em. Trẻ em được giải tỏa về thể lực, trí óc, các em chạy nhảy, nô đùa thật thoải mái trong khi người lớn cũng thư giãn về tinh thần, xong còn các công việc gia đình, xã hội phải giải quyết nên thiếu sự chú ý quan tâm quản lý con em mình trong chốc lát, dễ xảy ra tai nạn thương tích.

+ Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26], tỷ lệ mắc TNTT cao nhất ở khung giờ 14 – 19 giờ chiếm 59,83%; Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự tại thành

phố Hải Phòng năm 2002[34] cho thấy tỉ lệ mắc tai nạn thương tích vào buổi chiều chiếm 35,59%, nghiên cứu của Đinh Văn Thức và cộng sự tại An Hải thành phố Hải Phòng[37] cho thấy thấy tỉ lệ mắc tai nạn thương tích vào buổi chiều chiếm 52,5%; Chu Văn Tường và cộng sự nghiên cứu tại Ô Chợ Dừa - Hà Nội[43] cho thấy thấy tỉ lệ mắc tai nạn thương tích vào buổi chiều chiếm 47,26%.

- Tỉ lệ tai nạn thương tích cao nhất là các tháng 6,7,8 chiếm 37,8% (tháng 6 chiếm 11,6%, tháng 7 chiếm 12,1%, tháng 8 chiếm 14,1%).

+ Có thể lý giải kết quả này là: các tháng 6,7,8 là thời gian nghỉ hè, trẻ không đi học mà ở nhà cùng gia đình, trong khi đó việc tạo cho các cháu sân chơi, môi trường tập luyện như: bể bơi, sân đá bóng, đá cầu, nhảy dây,… thì không phải ở địa phương nào cũng có. Do vậy trẻ thường chơi tự do trên vỉa hè, dưới lòng đường. Bên cạnh đó ở nông thôn nhiều ao, hồ, đầm nước, trẻ tự do tắm giặt mà không có sự quản lý của người lớn, mặt khác ở nông thôn, khi nghỉ hè trẻ còn phải làm việc phụ giúp gia đình như chăn trâu, cắt cỏ,…nên nhiều tai nạn thương tích dễ xảy ra vào thời điểm các tháng này, các tháng khác ít hơn.

+ Kết quả ngày phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26] cho thấy tỷ lệ TNTT cao nhất vào các tháng mùa hè chiếm 43,27%; TS Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự tại thành phố Hải Phòng năm 2002[34] cho thấy tỉ lệ mắc tai nạn thương tích vào dịp nghỉ hè cũng nhiều nhất trong các tháng của năm, chiếm 26,42%.

- Nghiên cứu cứu cũng cho thấy tỷ lệ tai nạn thương tích cao ở những gia đình có người nuôi trẻ có nghề nghiệp: viên chức chiếm 18%, buôn bán chiếm 16,5%, thợ thủ công 13%, công nhân chiếm 11,3%, nông nghiệp chiếm 11,6%. Tỷ lệ TNTT thấp ở những gia đình có người nuôi trẻ: nghỉ hưu (5,7%), tự do (7,4%), nội trợ (3,5%), thất nghiệp (0%).

+ Có thể giải thích kết quả này là do, người trông trẻ làm nông nghiệp, công nhân, viên chức ít có thời gian rảnh rỗi, ngược lại người trông trẻ nghỉ hưu, nội trợ, tự do, thất nghiệp có nhiều thời gian ở nhà trông trẻ hơn.

4.2. Kiến thức, thực hành của ngƣời dân về phòng chống tai nạn thƣơng tích ở trẻ em

Một phần của tài liệu Thực trạng, yếu tố liên quan và kiến thức thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ em tại huyện thanh hà hải dương năm 2013 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)