4.1.1. Tỉ lệ mắc tai nạn thƣơng tích ở trẻ em
- Sự phân bố tỉ lệ tai nạn thương tích ở trẻ em theo địa phương: Theo kết quả nghiên cứu trong 1600 trẻ được điều tra có 198 trẻ mắc tai nạn, tỉ lệ mắc tai nạn thương tích chiếm 12,38% và tần suất mắc tai nạn thương tích ở trẻ em là 0,12 lần/trẻ/năm.
+ Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012 cho thấy tỉ lệ mắc tai nạn thương tích ở trẻ em là 12,25% và tần suất mắc tai nạn thương tích ở trẻ em là 0,15 lần/trẻ/năm[26]; nghiên cứu của Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự tại thành phố Hải Phòng năm 2002[34] cho thấy tỉ lệ mắc TNTT ở trẻ em là 11,84% và tần suất mắc tai nạn thương tích ở trẻ em là 0,11 lần/trẻ/năm và nghiên cứu của Đinh Văn Thức và cộng sự tại 12 xã huyện An Hải, thành phố Hải Phòng năm 1998 cho thấy tần suất mắc tai nạn thương tích ở trẻ em là 0,11 lần/trẻ/năm[37].
+ Mặc dù kinh tế phát triển, ý thức nhân dân về phòng chống TNTT đã tăng lên trong những năm gần đây; đầu tư cho của Nhà nước cho công tác phòng chống TNTT khá lớn đặc biệt là truyền thông. Tuy nhiên tỉ lệ TNTT không giảm mà có xu hướng tăng, giống như thống kê của Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế[18] năm 2011 tại 55 tỉnh/thành phố có 1.247.209 trường hợp
mắc tai nạn thương tích (TNTT) với tỉ suất là 1.645/100.000 người, tăng 0,16% so với năm 2010.
+ Như vậy chúng ta cần chú ý xây dựng chiến lược và chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam nói chung và tại huyện Thanh Hà nói riêng vì tai nạn thương tích ở trẻ em không xảy ra ngẫu nhiên mà hoàn toàn có thể dự đoán và phòng ngừa được bằng các giải pháp phù hợp và hiệu quả.
+ Có thể giảm tai nạn thương tích ở trẻ em bằng cách tuyên truyền trong cộng đồng các nguy cơ bị gây hại đối với trẻ em từ các môi trường, từ ao hồ không có rào chắn, lửa, chất độc, cầu thang không có tay vịn, môi trường làm việc không an toàn, …
- Tỉ lệ mắc tai nạn thương tích giữa thị trấn và thuần nông: theo kết quả nghiên cứu (hình 3.1) tỉ lệ mắc tai nạn thương tích trẻ em tại thị trấn 19,9%, cao hơn khu vực thuần nông 8%, sự khác biệt giữa khu vực thị trấn và thuần nông có ý nghĩa thống kê (p <0,05) .
+ Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012, tỷ lệ TNTT ở thị trấn cao hơn khu vực nông thôn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05)[26].
+ Thị trấn có dân số đông, nơi tập trung của bệnh viện, trường học và các cơ quan hành chính của huyện, mật độ người tham gia giao thông cao, mặt khác yếu tố xã hội như trẻ em ở thị trấn hiếu động hơn, không gian chật hẹp, thiếu nơi vui chơi giải trí...
+ Có thể giảm tai nạn thương tích ở trẻ em bằng cách dạy cách sang đường an toàn đối với trẻ em, dạy cách tập bơi, hoặc hướng dẫn cha mẹ cách thức và chiến lược đảm bảo môi trường sống an toàn cho con em của mình như xây dựng cộng đồng an toàn, trường học an toàn,...
+ Thực hiện tốt các chính sách quốc gia tại địa phương như: thực hiện tốt các luật về an toàn giao thông, quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, các quy định về cộng đồng an toàn để phòng chống đuối nước, điện giật, bỏng, giếng, bể có nắp đậy, ao, hồ có rào chắn, biển báo, hệ thống điện có thiết bị bảo vệ, để cao, xa tầm tay trẻ em… cũng góp phần để bảo vệ trẻ em khỏi bị tai nạn thương tích cần triển khai có hiệu quả tại cộng đồng, trong các gia đình.
- Bảng 3.2 thể hiện số lần mắc tai nạn thương tích trẻ em trong 01 năm: Theo kết quả nghiên cứu, trong một năm trẻ mắc TNTT 01 lần chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 93,4%), sau khi mắc TNTT lần đầu tiên các trẻ có nguy cơ tiếp tục bị TNTT, có đến 4,1% trẻ mắc lần 2, có 2,5% trẻ bị TNTT lần 03 và 04.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26], TNTT mắc lần 1 cao nhất chiếm 63,13%, lần 2 chiếm 30%, nghiên cứu của Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự tại thành phố Hải Phòng năm 2002, TNTT mắc lần 1 cao nhất chiếm 79,35%, lần 2 chiếm 18,05%[34].
- Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc tai nạn thương tích trẻ em theo nhóm tuổi giữa các khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc tai nạn thương tích trẻ em ở các nhóm tuổi 6-10 tuổi là 26,6% và 11-15 tuổi là 16,9% ở thị trấn có sự khác biệt với tỉ lệ mắc TNTT ở khu vực thuần nông lần lượt theo các nhóm tuổi là 6-10 mắc 11,8% và 11-15 tuổi mắc 10,9% (p <0,05).
+ Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26] tỷ lệ mắc tai nạn thương tích ở trẻ em cao nhất ở nhóm tuổi 6-10 tuổi chiếm 18,04%; Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự tại thành phố Hải Phòng năm 2002[34]: tỉ lệ mắc tai nạn thương tích trẻ em theo tuổi chung cho tất cả các khu vực cao nhất ở các nhóm tuổi 6 - 10 tuổi 14,18%.
+ Có thể ở lứa tuổi này trẻ hiếu động, thích làm những việc theo ý thích mà chưa hiểu và quan tâm đến sự dạy bảo, hướng dẫn của người lớn nên trẻ bị tai nạn thương tích nhiều hơn nhóm tuổi lớn. Bên cạnh đó do thiếu sự chú ý quan tâm của người lớn một chút trẻ có thể té ngã, ngã xuống ao, hồ, điện giật, trơn trượt,... gây ra tai nạn.
- Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc tai nạn thương tích theo giới giữa các khu vực: kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc ở nam là 14,8% cao hơn tỉ lệ mắc ở nữ là 9,7% so với tổng số trẻ được điều tra, tỉ lệ nam/nữ là 1,67 lần (p <0,05). Điều này có thể lý giải rằng, trẻ nam hiếu động, nghịch ngợm hơn trẻ nữ, hay chạy nhảy, leo trèo,…Vì vậy mỗi gia đình cần quan tâm chú ý tới con em mình, đặc biệt là ở lứa tuổi này, vào các thời điểm cả ở trên lớp cũng như về gia đình, cần có người thường xuyên chăm nom trẻ và có biện pháp bảo vệ cho trẻ để hạn chế xảy ra tai nạn.
+ Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26], tỷ lệ nam/nữ là 1,34 lần; nghiên cứu của Đinh Văn Thức và cộng sự tại An Hải thành phố Hải Phòng[37] cho thấy tỉ lệ nam/nữ là 1,5 lần; Nguyễn Khắc Sơn và cộng sự[34] tại thành phố Hải Phòng tỉ lệ nam/nữ là 1,71 lần và Jennifer Oxley, Cuong Pham V, Anne Jamaludin, Mark Stevenson, điều này các tác giả đã giải thích do tính nghịch ngợm và hiếu động ở trẻ nam nhiều hơn nữ.
- Bảng 3.6: Tổn thương do tai nạn thương tích trẻ em trong nghiên cứu thường gặp là tổn thương ở các chi (chiếm 64%). Tổn thương vùng thân chiếm 16,6%, tổn thương vùng đầu, mặt cổ chiếm 18,5%, không có sự khác biệt về tỉ lệ vị trí tổn thương giữa thị trấn và thuần nông (p>0,05) .
- Bảng 3.7: Tổn thương phần mềm ở trẻ em thường gặp là các vết thương xây xát chiếm 47,8% và sau đó là vết thương bầm tím chiếm 44,0%, vết cắt, đâm chiếm 7,2%, loại tổn thương dập nát chỉ chiếm 1,0%, sự khác
nhau giữa khu vực thị trấn và khu vực thuần nông không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
- Bảng 3.8: Vị trí tổn thương nội tạng do tai nạn thương tích gây ra. Tần suất bị TNTT có tổn thương nội tạng (tổn thương nội tạng/tổng số TNTT) chiếm tỉ lệ thấp 2,0%.