Về thực hành

Một phần của tài liệu Thực trạng, yếu tố liên quan và kiến thức thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ em tại huyện thanh hà hải dương năm 2013 (Trang 64 - 67)

- Bảng 3.30 cho thấy tỉ lệ người dân nhận thức và thực hành đúng để phòng, chống và hạn chế thương tật do tai nạn thương tích gây ra đối với trẻ em tại cộng đồng do ngã, tai nạn giao thông chỉ ở mức khá tốt thể hiện:

+ Cầu thang đều có tay vịn là 69%.

+ Cửa sổ tầng hai trở lên có song chắn (59,5%).

+ Nền nhà được làm bằng vật liệu không trơn trượt (80%).

+ Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển/ngồi sau xe gắn máy là 75,9%.

- Thực hành đúng về phòng chống tai nạn thương tích do bỏng, điện giật , vật sắc nhọn là tương đối tốt, cụ thể:

+ Cầu giao, cầu chì có nắp đậy là 98,1%.

+ Dụng cụ đựng nước sôi, chất lỏng nóng để cao trên 80cm hoặc đặt trong hộp an toàn là 73,4%.

+ Dao, vật sắc nhọn để cao trên 1,2m hoặc để trong tủ/ ngăn kéo khóa lại hoặc kho chứa riêng là 82%.

- Khi người dân có kiến thức và thực hành đúng đắn về phòng, chống tai nạn thương tích, họ sẽ có biện pháp dự phòng cho bản thân, cho gia đình, có nghĩa là họ có ý thức phòng, chống tai nạn thương tích cho cộng đồng, trong đó có trẻ em.

- Khi người dân nhận thức và thực hành không đúng, dẫn đến nguy cơ trẻ dễ bị mắc tai nạn thương tích do các nguyên nhân đuối nước, động vật cắn, dị vật thể hiện:

+ Các vùng nước có nguy cơ đuối nước được rào chắn hoặc đặt biển cảnh báo 19,5%.

+ Chó nuôi trong nhà đều được tiêm phòng dại là 35,5%. + Chó được nhốt, xích trong nhà là 40,2%.

Các thực hành nêu trên, người dân chỉ thực hiện đúng quy định đạt tỉ lệ dưới 50%. Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên phát các tin, bài cảnh báo các nguy cơ ngây tai nạn thương tích và cách phòng, chống, nhất là các nguyên nhân thường gặp dễ gây tử vong.

Để trẻ em được hưởng một môi trường an toàn và được bảo vệ khỏi bị tổn thương, thậm chí nhiều đứa trẻ có thể được cứu bằng cách tích hợp phòng chống tai nạn thương tích trẻ em vào các nỗ lực của xã hội với sự tham gia của các cấp, các ngành nhằm cải thiện môi trường thân thiện và an toàn với trẻ, nâng cao dịch vụ y tế sơ cứu và cấp cứu khẩn cấp cũng có thể giúp làm giảm hậu quả của các ca chấn thương.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng, yếu tố liên quan và kiến thức thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ em tại huyện thanh hà hải dương năm 2013 (Trang 64 - 67)