Về kiến thức

Một phần của tài liệu Thực trạng, yếu tố liên quan và kiến thức thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ em tại huyện thanh hà hải dương năm 2013 (Trang 63 - 64)

- Kết quả nghiên cứu cho thấy khi phỏng vấn người nuôi dưỡng trẻ em, số người trả lời tai nạn thương tích xảy ra ở trẻ em thường gặp nhất là tai nạn giao thông 41,8%, ngã 26,8%, bạo lực 5,2%, bỏng 8,0% , đuối nước 4,2%, điện giật 3,6%, vật sắc nhọn đâm 3,8%, số người không biết 1,6% (bảng 3.25).

- Phần lớn ý kiến phỏng vấn cho rằng tai nạn thương tích ở trẻ em là do trẻ tự gây ra 44,0%, số phận không may 25,42% và do chưa được trang bị kỹ năng sống 21,81% (bảng 3.26). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26] cho thấy TNTT do trẻ tự gây ra chiếm 56,31%, do số phận không may chiếm 33,15%, do chưa được trang bị kỹ năng sống chiếm 27,62%.

+ Từ số liệu trên cho thấy người lớn đang né tránh trách nhiệm của mình là do số phận không may chứ không nhận trách nhiệm về mình. Mục 1, Điều 26, Chương III, Luật “Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em’’ quy định: Gia đình, nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ. Kết quả này cũng chỉ ra rằng người lớn còn chưa ý thức được hết trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cha mẹ, người nuôi dưỡng không chỉ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em mà còn có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự cho trẻ.

- Bảng 3.27. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 65,96% người được phỏng vấn cho rằng tai nạn thương tích có thể phòng tránh được. Tuy rằng kết quả đạt được là trên 50%, đây là một con số đáng lo ngại. Tai nạn thương tích hoàn toàn có thể phòng tránh được, nó nằm ngoài ý muốn của con người, vì vậy ta cần có suy nghĩ, hành động đúng thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng tai nạn thương tích ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu này lại một lần nữa khẳng định kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em của cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ chưa được trang bị một cách đầy đủ và chất lượng.

Vấn đề nêu ra trên đây không chỉ là sự thiếu hụt về kiến thức mà còn là vấn đề về ý thức và thái độ của người nuôi dưỡng trẻ, vì vậy song song với việc nâng cao kiến thức của người dân về phòng chống tai nạn thương tích thì cần chú trọng đến việc thay đổi về ý thức, thái độ của người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.

- Hầu hết người dân không biết cấp cứu tai nạn thương tích nếu xảy ra, những tai nạn thương tích được biết cách cấp cứu là rất ít.

+ Tai nạn người dân biết cấp cứu nhiều nhất là vết thương chảy máu 11,3%, đuối nước 6,1%, bỏng 5,3%, chó cắn 4,6% (bảng 3.28).

+ Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Lâm tại huyện Tiên Lữ - Hưng Yên năm 2012[26], TNTT người dân biết cấp cứu nhiều nhất là vết thương chảy máu chiếm 9,14%, đuối nước chiếm 6,03%, bỏng chiếm 5,57%.

- Nguồn thông tin cung cấp cho người dân biết cách cấp cứu tai nạn thương tích từ người xung quanh 45,13%, tiếp đến là qua xem truyền hình 16,24%. Tỉ lệ biết thấp hơn qua báo chí, thầy thuốc và Internet (bảng 3.29).

Một phần của tài liệu Thực trạng, yếu tố liên quan và kiến thức thực hành của người dân về tai nạn thương tích ở trẻ em tại huyện thanh hà hải dương năm 2013 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)