24 Điều 6 Nghi định 61/2010/NĐ-CP ngày
3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư hiện nay tại Việt Nam
Nhìn lại sau hơn 20 năm đổi mới đất nước nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến vượt bật, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Một phàn là nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Với những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ta ngày càng được biết đến là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư tốt thuận lợi. Bên cạnh đó một số yếu kém cũng dần lộ ra trong bối cảnh kinh tế mới. Vì vậy, không ngừng thay đổi cơ chế, chính sách đầu tư nhằm điều chỉnh sao cho phù họp là điều càn thiết. Trong đó có chính sách ưu đãi đàu tư cho phù họp với tình hình kinh tế mới. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO vấn đề cần phải nhanh chóng và phù hợp với luật chơi đang đặt ra cho các Nhà làm luật một vấn đề là làm sao vừa phải phù họp với thông lệ quốc tế vừa đạt được mục tiêu thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Người viết xin nêu lên một vài giải pháp mà nghĩ rằng nó có thể sẻ giúp ít cho vấn đề hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ưu đãi đầu tư nước ta hiện nay.
- Nhóm giải pháp về quy hoach:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù họp với các cam kết quốc tế.
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
Rà soát, kiểm tra các dự án đầu tư chậm tiến độ, cần có những biện pháp manh mẽ đối với các dự án có dấu hiệu treo lâu dài vì đây là những dự án làm tốn kinh phí, thất thu ngân sách và đặc biệt là quỹ đất sẽ bị hạn chế do những dự án này sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng. Hạn chế được những nhà đầu tư không chính đáng lợi dụng chính sách ưu đãi của nước ta để làm trái và trục lợi, qua đó tạo niềm tin đối với nhà đàu tư chính đáng thật sự muốn đàu tư vào nước ta.
- Nhóm giải pháp về pháp luât, chỉnh sách:
Nhà nước quản lý mọi quan hệ xã hội bằng pháp luật. Pháp luật phải quy định rỏ ràng, minh bạch và công bằng. Đối với lĩnh vực đầu tư thì đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi nuốn triển khai một kế hoặch đầu tư nào đó thì trước hết
biệt quan tâm không những nó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thưomg trường mà còn thế hiện được sự quan tâm của một quốc gia đối với việc thu hút đầu tư, thông qua việc quy định về ưu đãi có rỏ ràng không? Cơ chế, chính sách như thế vào, và các biện pháp bảo đảm đầu tư. Hoàn thiện về pháp luật, thống nhất về chính sách là vấn đề đang đặt ra. Để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể làm như sau:
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đàu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.
Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thế thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.
Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
-
Nhóm giải pháp về cải thiên cơ sở ha tầng:
Tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.
Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc- Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam- Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v. Bên cạnh đỏ, một số địa phưong khác cần tự mình nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng tùy
theo từng vị trí địa lý của từng địa phưomg, vùng miền như các tinh Đồng bằng sông Cửu long cần hoàn thiện các tuyến đường quốc lộ, làm sâu hệ thống kênh rạch và các cảng biển để thuận lợi cho việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa, xây dựng các cụm khu công nghiệp, khu chế xuất. Đặc biệt là Thành phố cần Thơ vì đây là trung tâm kinh tế của cả vùng Đồng bằng sông Cửu long cần phải đặc biệt nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát huy vai trò là trọng tâm kinh tế của cả vùng, điều này sẽ khuyến khích cả vùng tăng cường đàu tư phát triển, qua đó chắc chắn sẽ thu hút ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn vì đây là vùng có nhiều điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu rất thuận lợi.
Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường họp không đế xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.
Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phàn kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập.
Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước - Thị Vải, Lạch Huyện.v.v.
Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.
Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vục (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu càu, nhằm tạo ưu điểm thu hút vốn đầu tư.
-
Nhóm giải pháp xúc tiến đầu tư:
Thu hút vốn đầu tư nước thuộc lĩnh vực quan hệ kinh tế đối ngoại. Vì vậy, để thu hút được vốn đầu tư nước ngoài tăng cường mối quan hệ hợp tác đầu tư với nhiều quốc gia thông qua hiệp định song phương, đa phương. Nâng cao vai trò quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới nhằm tạo ra mối quan hệ mật thiết với nhau trong vấn đề phát triển kinh tế.
Chính phủ nên tổ chức những cuộc hội thảo vận động đầu tư được tổ chức trong khuôn khố các chuyến thăm các nước của các Lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng như các cuộc hội thảo, gặp gỡ trao đổi vấn đề về đầu tư do các Bộ nghành có liên quan giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, thông qua đó là quảng bá hình ảnh
Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Việt Nam và giới thiệu về môi trường đầu tư ở Việt Nam nhằm tạo cơ hội đầu tư để thu hút vốn đàu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra, cần có chính sách thu hút đồng bào Kiều bào về nước đầu tư. Mỗi năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó có 300 chuyên gia, trí thức về làm việc và hàng nghìn người về tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đến nay, có trên 3.200 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng số vốn gần 5,7 tỷ USD. Lượng kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15%/năm, riêng năm 2007 là 6,7 tỷ USD; năm 2008 là 7,4 tỷ USD và năm 2009 là 6,8 tỷ USD. Hiện Việt Nam có 4 triệu kiều bào đang sinh sống tại 103 quốc gia, vùng lãnh thổ29, cần hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, đồng thời cần quy định rỏ quyền và nghĩa vụ của người định cư ở nước ngoài theo hướng có lợi cho họ trong vấn đề thủ tục hành chính, thực hiện đầu tư để họ an tâm về nước đầu tư. Có như vậy, vốn đàu tư sẽ ngày càng tăng thêm vào môi trường đàu tư Việt Nam vì đây là một trong những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và có nguyện vọng đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, càn chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của nước nhà. Người lao động Việt Nam có nhiều ưu điểm như: sáng tạo, cần cù, giá thuê rẻ, chấp hành tốt pháp luật và tác phong công nghiệp ngày càng được nâng cao, nguồn lao động dồi dào nhưng đa phần có trình độ thấp, thiếu kỹ năng chuyên môn. Các dự án đầu tư vào nghành công nghiệp kỹ thuật cao hiện tại điều thuê chuyên gia ở nước ngoài với giá cao. Điều này một phần làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì phải tốn một phàn chi phí thuê lao động. Vì vậy, chú trọng trình độ chuyên môn của lao động Việt Nam đang là một vấn đề. Ngoài việc đào tạo tay nghề trong nước, một giải pháp nữa là đưa người lao động đi xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm, đưa các chuyên gia Việt Nam đi nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng thắt chặt hom trên nhiều lĩnh vực, hoạt động thưcmg mại quốc tế đã mở ra trên phạm vi toàn thế giới với mức độ canh tranh ngày càng gay gắt. Không nằm ngoài xu thế đó, vấn đề tham gia hội nhập kinh tế quốc tế phải tìm ra những bước đi cụ thể, tạo môi trường đầu tư theo hướng cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, chất xám, công nghệ tạo điều kiện thuận lợi phát huy “nội lực” trên cơ sở kết họp với “ngoại lực” để nhanh chỏng vượt qua những yếu kém cũng như những thách thức của nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
Cần hoàn thiện pháp luật về đầu tư, cũng như chính sách ưu đãi đầu tư, các biện pháp hỗ trợ đầu tư nhằm tạo lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế là một vấn đề càn đặc biệt chú trọng. Vì nó có vai trò tác động đến hành vi đàu tư của nhà đầu tư. Xây dựng một hệ thống pháp luật đầu tư hoàn thiện, chính sách ưu đãi thuận lợi cùng với các biện pháp hỗ trợ tốt sẽ mang đến một lợi thế canh tranh thu hút vốn đầu tư mà bất kỳ quốc gia nào cũng hướng đến.
Đề tài hướng đến pháp luật đàu tư, cụ thể là những ưu đãi đầu tư mà Đảng và Nhà Nước ta xây dựng từ sau đổi mới đến nay. Qua những quy định ưu đãi đầu tư trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, qua từng giai đoạn đến khi ban hành Luật Đầu tư chung năm 2005. Giới thiệu những chính sách ưu đãi đàu tư về thuế, ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cùng với những biện pháp hỗ ừợ đầu tư cho những dự án được hưởng ưu đãi đầu tư mà Nhà nước ta ban hành nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội mà chúng ta hướng đến.
Qua đó, chúng ta có cái nhìn tổng quan về môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng như việc tìm hiểu những chính sách ưu đãi mà Nhà nước ta đang áp dụng. Giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về pháp luật đầu tư ở Việt Nam, làm cơ sở pháp lý cho những hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện. Với những chính sách ưu đãi trên, nước ta ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hơn, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn đàu tư đổ vào thị trường Việt Nam ngày càng tăng lên qua các thời kỳ, thông qua báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính là một điều vô cùng đáng mừng và tích cực thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong việc ban hành quy chế pháp lý về đầu tư và những chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế đất nước.
Bên canh những thành công, những mặt tích cực đạt được Nhà nước ta cần phải chú trọng công tác đổi mới pháp luật, cần nhìn nhận ra những hạn chế, tiêu cực còn tồn tại hiện nay. Đề tài cũng xin nêu lên một số hạn chế trên trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi và học tập. Xin nêu lên một số giải pháp căn cơ mang tính định hướng, tham khảo nhằm góp một phần nhỏ trong việc xây dựng hoàn thiện về pháp luật đầu tư hiện nay.
Người viết tin rằng, trong thời gian tới Nhà nước ta sẽ dần hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư, làm tăng sức hấp dẫn môi trường đầu tư ở Việt Nam lên một tầm cao mới, và ngày càng nhiều dự án, vốn đầu tư sẽ được thực hiện vào nước ta. Góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước ta hướng đến.