24 Điều 6 Nghi định 61/2010/NĐ-CP ngày
3.2.2 Một số hạn chế, bất cập trong ưu đãi đầu tư hiện nay
Ưu đãi đầu tư là công cụ chính sách nhằm thu hút đầu tư hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. Có nhiều biện pháp ưu đãi đầu tư khác nhau như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, trợ cấp tín dụng, trợ cấp đàu tư v.v... Ưu được áp dụng tuông đối phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã đưa ra nhiều ưu đãi hào phóng để thu hút đầu tư. Nhưng hệ thống ưu đãi đầu tư hiện tại đã tỏ ra có nhiều điểm yếu và hạn chế. Người viết xin nêu ra một số hạn chế của vấn đề này trong quá trình nghiên cứu, cũng như nhận định của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu như sau:
- Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế.
- Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ừong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư - kinh doanh.
- Có rất nhiều loại ưu đãi đầu tư khác nhau, các ưu đãi lại được quy định rải rác trong các luật và các văn bản dưới luật khác nhau, gây khó khăn cho các cơ quan n hà nước trong công tác quản lý ưu đãi đầu tư cũng như cho doanh nghiệp trong việc nhận biết và tiếp cận ưu đãi đầu tư. Hơn nữa, có những loại ưu đãi được sử dụng nhằm đạt được đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau và đôi khi còn xung đột lẫn nhau, ví dụ như vừa thu hút đầu tư lại vừa giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế địa phương, cân bằng giới và khuyến khích chuyển giao công nghệ. Sự phức tạp càng được nhân lên do các địa phương tiếp tục đưa ra các ưu đãi riêng của địa phương mình một cách tùy tiện để canh tranh thu hút đầu tư. Sự canh trạnh này thường dẫn đến tình trạng "đua đến kiệt sức" trong nội bộ một quốc gia .
- Chính sách ưu đãi đầu tư ở Việt Nam dường như chưa hiệu quả trong thu hút và khuyến khích các hoạt động đầu tư. Hiệu quả thấp phần lớn là do tình trạng ưu đãi thuế thừa - có nghĩa là có nhiều nhà đầu tư vẫn thực thi dự án dù không có ưu đãi thuế. Tỷ lệ ưu đãi thừa cao làm giảm một khoản thuế lớn lẽ ra có thể thu được. Trong một nghiên cứu gần đây của VNCI (Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát
triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ) về tình hình sử dụng ưu đãi đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, có hom 80% doanh nghiệp tư nhân đang hưởng ưu đãi thuế thừa nhận rằng ưu đãi không hề tác động đến quyết định đầu tư của họ. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ bao cấp đầu tư là 70% - để tạo thêm một khoản đầu tư 100.000 đồng bằng ưu đãi thuế, ta phải từ bỏ 70.000 đồng thuế. Nhìn từ góc độ tài chính công, một nghiên cứu bao quát hơn ước tính chi phí cho ưu đãi đầu tư bằng thuế hàng năm vào khoảng 0.7% GDP.
- Một hệ thống ưu đãi càn được thiết kế và thực thi sao cho đạt được mục tiêu đặt ra với chi phí thấp. Nhìn từ góc độ này thì chưa có một đánh giá quy mô nào về hiệu quả của các hệ thống ưu đãi đầu tư hiện tại ở Việt Nam. Rất có thể tác động thực sự của hệ thống ưu đãi đàu tư hiện tại bị giới hạn vì quá phức tạp. Nhiều ưu đãi được sử dụng để đồng thời đạt được các mục tiêu khác nhau nên rất có thế có những ưu đãi triệt tiêu lẫn nhau. Ngoài ra, những ưu đãi thuế nhằm mục đích giải quyết các vấn đề xã hội (như tạo việc làm, đa dạng hóa thành phần lao động) cũng không thực sự có hiệu quả vì có thể khiến các doanh nghiệp áp dụng một cơ cấu lao động nào đó mà cơ cấu này lại giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính nghiên cứu của VNCI (Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tài trợ) cũng chỉ ra rằng chỉ có rất ít doanh nghiệp trong nước đang đầu tư vào những vùng và ngành nghề trong danh mục được khuyến khích, và hầu hết các nhà đầu tư đang hưởng ưu đãi thuế là những doanh nghiệp lớn.
- Nghiên cứu của VNCI cũng cho thấy công tác quản lý hành chính ưu đãi đầu tư vẫn còn nhiều bất cập.
Đó là: cấp quản lý hành chính ưu đãi đầu tư còn mang nặng tính chủ quan do thiếu những quy định rõ ràng; các doanh nghiệp khó xác định được mình có đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi đầu tư hay không; có hiện tượng các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư để thu được các khoản lợi thuế không chính đáng; và còn tồn tại kẽ hở cho các hành vi cơ hội, tham nhũng do chính sách thiếu minh bạch. Nguyên nhân của những vấn đề trên một phần là do các nhả đầu tư phải xin giấy chứng nhận ưu đãi từ một cơ quan có thẩm quyền chứ không phải cứ đáp ứng các điều kiện đặt ra là nghiễm nhiên được nhận ưu đãi đầu tư.
- Nhiều địa phưong có những ưu đãi “vượt khung” so với quy định, những ưu đãi đó chủ yếu là thuế và đất đai gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Theo một báo cáo của Bộ Tài chính, từ năm 2001 đến năm 2005, các chính quyền địa phương ở 32 tỉnh thành trong số 64 tỉnh thành của Việt Nam đã bị báo cáo là vi phạm chính sách đầu tư của chính quyền trung ương vì đã có những ưu đãi đầu tư trái quy định dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự khác nhau rất lớn về bản chất của những vi phạm đó đã tạo ra một sự xung đột giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương, và dẫn đến sự cạnh tranh giữa bản thân các tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.