Nguyên nhân thành tựu

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi đầu tư ử việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 59 - 61)

24 Điều 6 Nghi định 61/2010/NĐ-CP ngày

3.2.1 Nguyên nhân thành tựu

Những số liệu trên cho thấy nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, đánh dấu sự phát triển và dần hoàn thiện của pháp luật ưu đãi đầu tư đang có tác dụng tích cực. Thành công đó là do những nguyên nhân sau đây:

- Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành.

- Nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo, được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước của trên 82 triệu dân.

- Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án).

- Công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết họp với các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch. Chính vì vậy, mà hiệu quả đã được nâng dần với kết quả minh chứng là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký kết số lượng lớn dự án quy mô lớn.

- Có sự chỉ đạo đúng đắn, phù họp ừong việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật đàu tư. Từng bước thay đổi hệ thống pháp luật đàu tư, như việc ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Cạnh ừanh... từng bước áp dụng và hoàn thiện cho phù họp từng thời điểm. Thống nhất Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và Luât Khuyến khích Đầu tư trong nước bằng Luật Đầu tư năm 2005 tạo nên cơ sở pháp lý thống nhất, phù họp với thời đại kinh tế mới.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên, thì những nguyên nhân khách quan sau đây cũng làm nên những thành công trên:

- Trên thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng đổ vào các nền kinh tế đang phát triển, theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu đầu tư thì Việt Nam luôn nằm trong nhóm có môi trường đầu tư tiềm năng, hấp dẫn và sinh lợi cao. Điều này làm tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu nước ngoài vào Việt Nam.

- Nước ta nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động. Khu vực này có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Trong nội bộ khu vực các nước ASEAN có sự họp tác chặt chẽ về ổn định chính trị, họp tác kinh tế tạo ra sự bình ổn trong khu vực và cùng nhau phát triển. Đây là một lợi thế lớn đối với trong khu vực vì tâm lý nhà đầu tư không bao giờ muốn đầu tư vào một quốc gia đang có nhiều bất ổn về chính trị hay kinh tế như các nước châu phi, Trung Đông vì rủi ro là rất lớn.

- Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương đối với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới, với diện tích rộng lớn giáp Biển Đông, điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên tuong đối phong phú, thuận lợi phát triển các nghành kinh tế khác nhau, đặc biệt là công nghiệp.

- Có nguồn nhân lực dồi dào (dân số hơn 82 triệu dân), trình độ tay nghề ngày càng được nâng lên nhờ có chính sách giáo dục chú trọng trong việc đào tạo để nâng cao

trình độ, giá thành lao động tưong đối rẻ hon so với các nước trong khu vực và thế giới, có truyền thống cần cù, lao động sáng tạo, hòa thuận trong lao động...

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi đầu tư ử việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w