Ưu đãi đối với nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế:

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi đầu tư ử việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 46 - 57)

24 Điều 6 Nghi định 61/2010/NĐ-CP ngày

22.3 Ưu đãi đối với nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế:

nghệ cao và khu kinh tế:

22.3.1 Khái quát chung về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nshê cao và khu kinh tế

Trước khi Luật Đầu tư năm 2005 được ban hành, các quy định về ưu đãi đầu tư cho khu kinh tế (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) chỉ tồn tại trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và một số Thông tư của Bộ Tài chính. Văn bản được xem là văn bản pháp quy đầu tiên có quy định riêng, chuyên biệt về những chính sách, nội dung các ưu đãi đầu tư tại khư kinh tế là Quyết định số 675/QĐ-

TTg ngày 18/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái. Tại Quyết định này quy định một số ưu đãi về giảm tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước để triển khai thực hiện dự án; giảm thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư tại phạm vi khu vực cửa khẩu Móng Cái. Tiếp đó, đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới nhằm chuyển từ giai đoạn thí điểm sang giai đoạn thực hiện chính thức. Quyết định 53/2001/QĐ-TTg tiếp tục kế thừa và thống nhất các quy định về ưu đãi đầu tư trong các quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ về những ưu đãi riêng cho từng khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập.

Đối với khu kinh tế ven biển, ngày 05/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định này 108/2003/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế mở Chu Lai, tinh Quảng Nam. Các quy định tại Quyết định số 108/2003 tạo cơ sở cho việc áp dụng các chính sách “thoáng mở”, với các ưu đãi đầu tư có thể vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật hiện hành.

Luật Đầu tư năm 2005 được ban hành có thể nói đã luật hóa một số quy định về ưu đãi đàu tư tại khu kinh tế, đồng thời quy định về việc giao Chính phủ quy định cụ thể những ưu đãi đầu tư áp dụng đối với khu kinh tế.

Trên cơ sở Luật Đầu tư năm 2005, ngày 14/3/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP đã quy định những nội dung chủ yếu trên các lĩnh vực quy hoạch, thành lập, hoạt động, cơ chế vận hành, đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng và quản lý nhà nước đối với các loại khu ừong đó có khu kinh tế. Với việc ban hành Nghị định này, các văn bản pháp quy về khu kinh tế đã được nâng tầm cao hơn. Tinh thần nội dung của Nghị định 29/2008/NĐ-CP hướng tới việc thống nhất cơ chế, chính sách ưu đãi đàu tư, cơ bản hạn chế được sự phân biệt đối xử, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng và sân chơi bình đẳng đối với các hoạt động đầu tư trong việc đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ trong khu kinh tế; mặt khác, Nghị định cũng đã có các quy định nhằm hoàn thiện mô hình, cơ chế và chức năng quản lý nhà nước đối với khu kinh tế, chuyển từ cơ chế “ủy quyền” sang cơ chế “phân cấp và giao nhiệm vụ trực tiếp” cho các Ban quản lý khu kinh tế một cách toàn diện hơn.

Theo quy định Luật Đầu tư hiện hành, thì những dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế sẽ được hưởng những ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai và những văn bản pháp luật có liên quan. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và các nguyên tắc quy định trong

26 Điều 2 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Luật Đầu tư mà Chính phủ quy định những ưu đãi cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế25.

Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ban hành hành ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

Theo quy định của Nghị định 29/2009/NĐ-CP thì:

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định của Nghị định này.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này26.

Khu kỉnh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đàu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

Khu kỉnh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù họp với đặc điểm của từng khu kinh tế.

Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008.

Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu được gọi chung là khu kinh tế, trừ trường họp quy định cụ thể. Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là Ban quản lý trực tiếp điều hành điều hành và chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng.

2.2.3.2 Nguyên tẳc ưu đãi đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế

- Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Nhà đàu tư có dự án đàu tư vào khu công nghiệp, kể cả dự án đàu tư mở rộng, được hưởng ưu đãi như sau:

+ Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu

tư được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và dự án đàu tư sản xuất trong khu công nghiệp được áp dụng ưu đãi đối với dự án đàu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lũih vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu kinh tế, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP.

- Các dự án đầu tư sau đây được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu kinh tế hoặc tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan trong khu kinh tế. + Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu kinh tế.

+ Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tại khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

2.23.3 Môt sổ ưu đãi đầu tư trong khu công nghỉêp. khu chế xuất, khu kinh tế Ưu đãi về đất đai:

- Toàn bộ diện tích đất theo quy hoạch của khu kinh tế (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế) được ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu kinh tế giao đất một lần cho Ban quản lý khu kinh tế. Nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất tại khu kinh tế được Ban quản lý khu kinh tế giao lại đất hoặc cho thuê đất. Đối với nhà đầu tư (trừ đối tượng được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005) có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thu hút vốn đàu tư được thuê lại một phàn hoặc toàn bộ diện tích đất chưa cho thuê tại khu kinh tế để đầu tư và cho thuê lại đất.

- Thời hạn sử dụng đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế của các nhà đầu tư tối đa là 70 năm. Sau thời hạn này, nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất nếu chấp hành đúng pháp luật đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất.

- Nhà đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất, giá thuê đất.

Riêng đối với nhà đầu tư có dự án đầu tư tại 9 khu kinh tế cửa khẩu (quốc tế Lào Cai, quốc tế cầu Treo, thương mại đặc biệt Lao Bảo, An Giang, Mộc Bài, quốc tế Bờ Y, Đồng Đăng - Lạng Sơn, Móng Cái và Đồng Tháp) khi thuê đất, thuê mặt nước, ngoài việc được hưởng các ưu đãi trên còn được áp dụng mức giá thuê đất, thuê mặt nước bằng 30% giá thuê đất, thuê mặt nước áp dụng tại huyện có mức giá thuê đất, thuê mặt nước thấp nhất trong địa bàn tỉnh theo quy định của úy ban nhân dân tỉnh nơi có khu kinh tế cửa khẩu tính từ năm nhà đàu tư hết thời gian được hưởng ưu đãi trở đi.

Các ưu đãi về thuế:

Các quy định của Luật Đầu tư năm 2005, Nghị định 29/2008/NĐ-CP và các luật về thuế thì các ưu đãi đầu tư tập trung vào những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.

* Thuế thu nhập doanh nghiệp

- về áp dụng mức thuế suất ưu đãi:

+ Mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đàu tư tại khu kinh tế;

+ Mức thuế suất 10% ừong thời hạn không quá 30 năm áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: Công nghệ cao; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% theo quy định trên theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Mức thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động của dự án: Theo quy định tại Điều 15, Nghị định 124/2008/NĐ-CP thì mức thuế suất này áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường.

Danh mục các hoạt động ừong lĩnh vực xã hội hoá do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Thời gian áp dụng các mức thuế suất ưu đãi nêu trên được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.

- về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế.

+ Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư; trường họp doanh nghiệp không có thu nhập chịu

thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Trường hợp trong năm tính thuế đầu tiên mà doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế dưới 12 tháng, doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế ngay năm đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ năm tính thuế tiếp theo.

- về khẩu trừ chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Theo quy định tại khoản 6, Điều 16 Nghị định số 29/2009/NĐ-CP: Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu kinh tế.

- về chuyển lỗ:

Theo quy định tại Điều 34 Luật Đầu tư năm 2005, khoản 1, Điều 7, Điều 16 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Điều 7 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP: Nhà đàu tư (doanh nghiệp) sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ (lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế được xác định theo quy định) thì được chuyển lỗ sang năm sau. số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thòi gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Đối với số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải được hạch toán riêng và chỉ được bù trừ với thu nhập chịu thuế của hoạt động này.

* Thuế thu nhập cá nhân:

Theo quy định tại khoản 5, Điều 16 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập (bao gồm người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế) được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong khu kinh tế còn được hưởng các

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi đầu tư ử việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w