Vợ chồn gA Phủ

Một phần của tài liệu Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn - Cực hay (Trang 25 - 26)

Tô Hoài

NỘI DUNG

- Nét độc đáo trong hình tượng nhân vật Mị. - Nét độc đáo trong hình tượng nhân vật A Phủ. - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ sâu sắc.

- Biệt tài miêu tả bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt mang đậm màu sắc địa phương phong tục. - Khả năng miêu tả diễn biến tâm lí tinh vi, sắc sảo.

KIẾN THỨC CƠ BẢN1. 1.

Khái quát: a. Tác giả:

+ Tiểu sử:

- Quê: huyện Thanh Oai – Hà Nội > làng ven đô trở thành một không gian nghệ thuật quen thuộc trong sáng tác.

- Chỉ được học hết bậc Tiểu học, phải làm nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm bút > liên hệ các tác giả: Macxim Gorki (Nga), Nguyên Hồng, Kim Lân (Việt Nam) để thấy vai trò của “trường đời” và tự học đối với sự thành công của các nghệ sĩ.

- Con người:

• Gắn bó sâu sắc với lứa tuổi thiếu nhi > cơ sở của những tác phẩm viết cho trẻ em.

• Đi nhiều, vốn sống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực phong tục và sinh hoạt đời thường > có những trang viết chân xác, đằm thắm về đất và người nhiều vùng đất, nhất là đất và người Tây Bắc.

• Có cái nhìn hồn nhiên, trong trẻo mà sắc sảo, hóm hỉnh, thông minh về các sự vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống.

+ Sáng tác:

- Thể loại: đa dạng.

- Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí (đồng thoại, 1941), O chuột (tập truyện ngắn về loài vật, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Mười năm (tiểu thuyết, 1967)…

- Khái quát giá trị: • Đề tài: 2 đề tài

Đồng thoại về thế giới loài vật

Cuộc sống, số phận và vẻ đẹp người lao động nghèo ở miền xuôi và miền ngược. • Nội dung:

Cái nhìn trìu mến, bao dung, nhân ái, độ lượng với trẻ thơ. Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ, độc đáo.

• Nghệ thuật:

Khả năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật chân xác, sâu sắc, tinh tế. Cách kể chuyện sống động, hóm hỉnh, có duyên.

Lời văn: giàu tính tạo hình và chất thơ.

+ Vị trí văn học sử: cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.

b. Tác phẩm

- 1952: Tô Hoài theo đơn vị bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, sống gắn bó với đồng bào 8 tháng. - Chia tay, Tô Hoài viết tập truyện bằng sự am hiểu tường tận cuộc sống, phong tục, nhất là tâm hồn phóng khoáng, tự do phảng chút hoang dại của đồng bằng miền núi; nỗi ám ảnh về những kỉ niệm gắn bó và món nợ ân tình với người Tây Bắc.

- “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm xuất sắc được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953). + Kết cấu: 2 phần

• Phần 1: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân lao động miền núi Tây Bắc trước cách mạng.

Phần thể hiện bút lực Tô Hoài trong tác phẩm này o Những trang viết tài hoa về hương sắc vùng cao. o Thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo mới mẻ, cảm động. o Khả năng miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.

• Phần 2: Quá trình vận động từ tự phát tới tự giác của người lao động. o Thành công:

Đem vào tác phẩm không khí thời đại.

Thấy được quá trình vận động trong tư tưởng, cuộc sống người lao động: từ cam chịu, khổ nhục đến chủ động giành lấy tự do, hạnh phúc, từ hành động phản kháng tự phát đến hoạt động cách mạng tự giác.

o Hạn chế: Hình tượng nhân vật trung tâm hành động theo sự dàn xếp của tác giả nhằm chứng minh cho một luận đề: sự giác ngộ đến với cách mạng của quần chúng bị áp bức > dàn trải, đôi chỗ viết dễ dãi, giản đơn.

2.

Phân tích a. Nhân vật Mị

+ Số phận bất hạnh: Con dâu gạt nợ.

Một phần của tài liệu Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn - Cực hay (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w