- Thân phận con dâu gạt nợ:
c. Cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ (hành động cởi trói ch oA Phủ của Mị).
+ Lúc đầu, Mị thản nhiên: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. - Cảnh bị trói đến chết không phải là hiếm hoi ở nhà thống lí.
- Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể xác lẫn tinh thần > trơ lì cảm xúc, tê liệt khả năng cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ khốn cùng của người khác.
- Cuộc sống bao năm làm con rùa lầm lũi xó cửa khiến Mị quen cam chịu, nhẫn nhục > sức ì, quán tính quá lớn.
+ Tuy nhiên, nhà văn gài một chi tiết báo hiệu sự phản kháng của Mị: Bị A Sử đánh, đêm sau Mị vẫn ra sưởi > gan lì, bướng bỉnh.
+ Hôm sau:
- Lé mắt trông sang > cái nhìn hờ hững, vô hồn.
- Thấy: một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại > chi tiết duy nhất trong đoạn trích thiên về phản ánh nội tâm A Phủ (A Phủ gần như được xây dựng đơn giản hơn Mị: nhân vật của số phận và hành động) > nước mắt ở một thanh niên bản lĩnh, gan góc, yêu đời, mạnh mẽ diễn tả sâu xót nỗi đau, sự tủi cực, tình cảnh khốn cùng (có lẽ A Phủ cũng đang hình dung mình sẽ bị trói cho đến chết).
- Đánh thức hồi ức đau thương, tuyệt vọng trong quá khứ của Mị > thương mình.
- Độc thoại nội tâm: đồng cảm với A Phủ, với những người cùng cảnh ngộ > bất bình > tình thương trỗi dậy.
- Giả định: A Phủ trốn > Mị bị trói đứng, phải chết trên cái cọc ấy > không sợ: thương A Phủ quên than > vị tha chiến thắng vị kỉ.
Tô Hoài đã cắt nghĩa logic hành động của Mị: Mị ý thức tình trạng không còn gì để mất của mình sâu sắc.
- Hành động: rút dao, cắt dây trói cứu A Phủ
- A Phủ: khuỵu xuống > quật sức vùng lên, chạy > sức mạnh của khát vọng sống tự do. - Mị: sợ, chạy theo A Phủ > hành động tự cứu mình
Nhận xét:
• Hành động tự cứu mình của Mị là hành động có tính chất tự phát, nhưng cội nguồn sâu sa của nó là khát vọng sống mãnh liệt.
• Hành động làm thay đổi vị thế hai con người: nô lệ, cam chịu > tự do, nổi loạn.
• Hai nhân vật gặp gỡ nhau trong đau thương, cùng đường, nhờ khát vọng tự do mà vùng lên tự thay đổi cuộc đời.