Khổ 9: Ước nguyện dâng hiến, khát vọng bất tử

Một phần của tài liệu Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn - Cực hay (Trang 62 - 66)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

d. Khổ 9: Ước nguyện dâng hiến, khát vọng bất tử

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

+ Ước nguyện chân thành, lớn lao: muốn hoá thân vào sóng, đại dương để được bất tử bởi chỉ thiên nhiên mới vĩnh viễn trường cửu > vượt qua giới cái hữu hạn của đời người, khát vọng hoá thân vào thiên nhiên để bất tử hoá tình yêu.

+ Lí giải bản lĩnh của sóng ở đoạn đầu tiên “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”: bởi sóng mang trong mình khát vọng nhận thức và khát vọng yêu thương mãnh liệt.

> Nhận xét:

• Vẻ đẹp tình yêu, tâm hồn, thơ Xuân Quỳnh: thuỷ chung, dịu dàng, chân thật mà mãnh liệt, khao khát.

• Nét truyền thống và hiện đại: vẫn mang những nét đẹp truyền thống nhưng tâm thế hoàn toàn hiện đại- vẻ đẹp của trí tuệ - tự nhận thức và khát vọng hiến dâng bất tử (so sánh với hình ảnh người phụ nữ trong ca dao: “Thân em như hạt mưa rào…”)

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Bình giảng một trong các đoạn thơ sau:

Trước muôn trùng song bể Em nghĩ về anh em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào song lên

Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau. Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.

Làm sao được tan ra Làm trăm con song nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

Đề 2: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?

Đề 3: Mối quan hệ giữa hình tượng “sóng” và “em” trong Sóng. Đề 4: Đặc điểm tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong Sóng.

Đề 5: Bài thơ “Sóng” gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về tình yêu? Đề 6: So sánh bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh) và “Biển” (Xuân Diệu) Biển (Xuân Diệu)

Anh không xứng là biển xanh Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng Soi ánh nắng pha lê

Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt

Cũng có khi ào ạt Như nghiến nát bờ em Là lúc triều yêu mến Ngập bến của ngày đêm Anh không xứng là biển xanh Nhưng cũng xin làm bể biếc

Để hát mãi bên ghềnh Một tình chung không hết Để những khi bọt tung trắng xóa

Và gió về bay tỏa nơi nơi Như hôn mãi ngàn năm không thỏa

Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

Gợi ý giải đề: Đề 1:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: cái hay trong nội dung và hình thức nghệ thuật của một đoạn thơ. - Hình thức: bình giảng.

+ Hướng dẫn:

Ở đề bài này, các em có thể dựa vào phần Kiến thức cơ bản để phân tích, bình giá những đặc sắc nghệ thuật hay nội dung mà mình tâm đắc.

Cấu trúc một bài bình giảng như sau: - Khái quát:

• Vị trí bài thơ

• Khái quát giá trị đoạn thơ. - Bình giảng

• Nhan đề, cấu tứ. • Giảng, bình. Đề 2:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: hình tượng sóng > vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. - Hình thức: phân tích cụ thể.

+ Hướng dẫn:

- Phân tích hình tượng sóng:

Phân tích dựa trên phần kiến thức cơ bản. - Mối quan hệ giữa “sóng” và “em” - Vẻ đẹp tâm hồn phụ nữ trong tình yêu:

• Băn khoăn và trăn trở > tự nhận thức, tự lí giải cảm xúc yêu đương > vẻ đẹp của trí tuệ, sự chủ động.

• Nỗi nhớ da diết. • Lòng thuỷ chung.

• Dự cảm, lo âu, phấp phỏng.

• Ước nguyện hiến dâng và khát vọng bất tử. - Nét đặc sắc về nghệ thuật:

• Sự liên tưởng hợp lí, tự nhiên giữa đặc điểm của sóng và đặc điểm của người con gái đang yêu. Sự liên tưởng này tạo nên cặp hình tượng sóng đôi, bổ sung, đắp đổi cho nhau

• Câu thơ năm chữ: với những câu ngắn, đều nhau > gợi hình dung những con sóng tự nhiên miên man vô hồi vô hạn, đồng thời là những con sóng lòng dạt dào trăn trở.

• Nhịp các câu thơ: đa dạng, mô phỏng cái biến hoá của nhịp sóng, nhịp cảm xúc: 2/3 (dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ). 1/2/2 (sông không hiểu nỗi mình - sóng tìm ra tận bể), 3/1/1 (Em nghĩ về anh, em), 3/2 (Em nghĩ về biển lớn - từ nơi nào sóng lên),v.v..

• Các cặp câu đối xứng: xuất hiện liên tiếp, câu sau bồi câu trước, tựa như những đợt sóng xô bờ. • Tính nữ trong cái nhìn và cách diễn đạt hình tượng sóng: dịu dàng đằm thắm nhưng cũng thật dữ dội.( em cũng không biết nữa, ôi…)

Đề 3 và đề 4:

+ Là 2 phần nhỏ của đề 2, nhưng phân tích ở mức độ sâu sắc và cụ thể hơn + Đề3: Phân tích mối quan hệ giữa sóng và em:

- Nhận xét khái quát: từ nhan đề và cấu tứ của bài thơ > mối quan hệ song hành và chuyển hoá của hai hình tượng > thống nhất trong một chủ thể trữ tình (tác giả)

- Phân tích: hành trình của “sóng” và “em” trong bài thơ (ý trọng tâm)

Dựa vào kiến thức cơ bản để phân tích theo chiều dọc bài thơ, tuy nhiên cần đặc biệt chú ý sự chuyển hoá của hai hình tượng.

- Hai hình tượng chuyển hoá cho nhau làm nỏi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu (phân tích tổng hợp- khái quát)

+ Đề 4: Đặc điểm tâm hồn người phụ nữ đang yêu

- Hình ảnh người phụ nữ đang yêu được biểu đạt bằng hai hình tượng song hành và chuyển hoá: sóng và em> phân tích hình tượng sóng và em sẽ thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

- Phân tích hình tượng “sóng” và “em” để thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu. - Nhận xét, bình giá.

Đề 5:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: Quan niệm về tình yêu > vấn đề xã hội khơi gợi từ một bài thơ - Hình thức: nghị luận.

+ Hướng dẫn:

Đây là đề nghị luận mở. Hs có thể xây dựng luận điểm dựa vào bài thơ hay tự hình thành luận điểm.

Đề 6:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: nội dung và nghệ thuật hai bài thơ “Sóng” và “Biển” qua cái nhìn so sánh. - Hình thức: so sánh, phân tích (điểm giống và điểm khác)

+ Hướng dẫn: - Khái quát:

• Vị trí VHS của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu:

o Đều là những nhà thơ tình nổi tiếng của Việt Nam, có những bài thơ tình đằm thắm và chân thành.

o Nếu Xuân Diệu là “ông hoàng” thì Xuân Quỳnh là “nữ hoàng” của thơ tình Việt Nam bởi khí chất thơ ca khác nhau. Tuy nhiên, cả hai cùng đi về một khát vọng yêu đương mãnh liệt, tạo nên những khúc tình ca bất hủ trong văn học.

• Vị trí văn học sử của “Sóng” và “Biển”

o Là những tình ca bất hủ trong sự nghiệp sáng tác của hai nhà thơ nói riêng của thơ tình Việt Nam nói chung.

o Tiêu biểu cho phong cách thơ tình cũng như bản chất tâm hồn của mỗi nhà thơ. - So sánh:

• Giống nhau:

Thể thơ: tự do> gợi hình thể, nhịp vỗ của từng con sóng tự nhiên và con sóng lòng dạt dào Hình tượng: sóng, biển

Quen thuộc: gợi nhớ đến những biểu tượng tình yêu trong ca dao.

Đều là những hình tượng động: biến đổi, phong phú ở nhiều trạng thái > vừa diễn tả những cung bậc cảm xúc của tình yêu vừa phù hợp với việc diễn tả tâm thế và tư thế chủ động chiếm lĩnh tình yêu của người con trai và người con gái.

Mượn hiện tượng tự nhiên để bất tử hoá cảm xúc, trường cửu hoá tình yêu và khát vọng yêu thương.

Khác:

Khác nhau trong vẻ đẹp tình yêu: đều là khao khát mãnh liệt nhưng Sóng mang vẻ đẹp tình yêu con gái còn Biển mang vẻ đẹp tình yêu con trai.

Sóng: băn khoăn, thuỷ chung, lo âu, phấp phỏng, hi sinh, dâng hiến > chiều sâu là nỗi nhớ. Biển: ào ạt, dữ dội, có khi chiếm đoạt > linh hồn của tình yêu là nụ hôn mang màu sắc nhục cảm. - Cơ sở của sự giống và khác nhau:

Giống:

Bản chất con người nhà thơ: đều khao khát yêu thương từ nhỏ > viết về tình yêu chủ động và đầy khao khát.

Đều tiếp được uống ngụm suối nguồn văn hoá dân gian > ảnh hưởng khi xây dựng hình tượng Khác nhau:

Bản chất tình yêu của người con gái và người con trai Phong cách nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn - Cực hay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w