Khung cảnh làng quê Việt Nam ngày đó

Một phần của tài liệu Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn - Cực hay (Trang 38)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

1. Khung cảnh làng quê Việt Nam ngày đó

* Khái quát

- Bối cảnh lịch sử có thật: nạn đói 1945, cướp đi 1/10 dân số của Việt Nam.

- Tác phẩm hoàn thành khá lâu sau sự kiện lịch sử này nhưng cảm quan về cái đói vẫn ngấm trong từng chữ, ám ảnh cái nhìn làng quê của nhà văn.

* Không gian làng quê Việt Nam ngày đói quay quắt, xơ xác, tiêu điều

- Cái đói “tràn đến”: Sự hiện hình của cái đói giống như một thảm họa, một cuồng phong, càn quét mọi sinh linh.

- Thời gian: chiều “chạng vạng”

- Không gian: Con đường vì cái đói mà “ khẳng khiu”. - Con người:

+ Trẻ con: ủ rũ, không buồn nhúc nhích.

+ Người sống: Xanh xám như những bóng ma, bóng những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma.

+ Người chết: “như ngả rạ”, ba, bốn cái thây nằm cỏng queo bên đường”

Bút pháp tả thực đến trần trụi, qua những so sánh cụ thể, tạo ám ảnh. Câu văn tả người sống liền kề câu văn tả người chết, hao hao nhau, từa tựa nhau, nhấn mạnh ấn tượng về ranh giới mong manh giữa sống và chết, cõi âm và cõi dương, chỉ chút sơ sẩy là sa vào âm địa.

Những con người dắt díu bồng bế nhau hôm nay có thể sẽ là mấy cái “thây nằm còng queo bên đường” ngày mai.

+ Âm thanh: Tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” > “sứ giả” của cái chết, cõi âm > gợi ám ảnh rợn lạnh, âm khí.

+ Mùi vị: “vẩn lên mùi ẩm thối”: rác, mùi gây của xác người.

* Tóm lại: Ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã khơi lật được mảng hiện thực trần trụi “tối sầm lại vì đói khát” tạo ấn tượng về một cõi dương đậm đặc âm khí. Cả làng quê giống như một đám ma khổng lồ mà bản nhạc huyên luôn ám ảnh chỉ chực cất lên khi có thêm một ma đói.

Một phần của tài liệu Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn - Cực hay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w