Đoạn 3: Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử với cuộc đời và thi ca

Một phần của tài liệu Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn - Cực hay (Trang 45 - 46)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

c. Đoạn 3: Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử với cuộc đời và thi ca

+ Trong mối quan hệ với lịch sử:

- Điểm lại dấu ấn dòng sông trong lịch sử dân tộc: thế kỉ XV ở “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, thế kỉ XVIII qua chiến thắng của anh hùng Nguyễn Huệ, thế kí XIX với máu của các cuộc khởi nghĩa, đi vào thời đại của cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển > tham gia, trải nghiệm cùng những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc.

- Khái quát: Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở vè với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước.

Nếu như ở đoạn 1 và 2, sông Hương được cảm nhận chủ yếu trên bề rộng của không gian địa lí với những liên tưởng độc đáo thì ở đoạn này, sông Hương được bố cục theo chiều sâu của lịch sử. Nó ghi dấu những chiến công, lặng khóc cho những hi sinh âm thầm, vùng lên quật khởi…> giống như một tấm gương soi vào lịch sử. Sông Hương như biết bao chiến sĩ vô danh trên dải đất hình chữ S. (Sinh ra không phải cầm súng cầm mác nhưng kẻ thù buộc ta phải đấu tran. Khi bình yên, họ lại trở về với cuộc sống bình thường, trở về bản tính tự nhiên muôn thủa , như sông Hương “làm một người con gái dịu dàng của đất nước”)

+ Trong mối quan hệ với thi ca:

- Có một dòng sông thi ca về sông Hương mà nước luôn đổi màu.(thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh Quan, Tố Hữu).

- Nhà thơ hỏi với trời, với đất: Ai đã đặt tên cho dòng sông? • Đối tượng hỏi: đất, trời.

• Nội dung hỏi: ai đã đặt tên cho dòng sông? > câu hỏi dường như không thể có một lời đáp cụ thể

• Mục đích:

o Không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thong thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương.

o Gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân. Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “ đã đặt tên cho dòng sông”

Một phần của tài liệu Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn - Cực hay (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w