- Th−ơng mại Trung Quốc ASEAN
2. Tr−ờng hợp các đồng tiền châ uá khác tăng 5%
3.1.5. Chính sách tỷ giá hối đoá
- Các n−ớc trong khu vực, sau khi NDT tăng giá, đã điều chỉnh đồng tiền của họ theo h−ớng tăng lên. Sức ép VND tăng giá so với USD cũng có xu
h−ớng tăng lên.. Về lý thuyết, VND tăng giá sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu, đe doạ tới tăng tr−ởng kinh tế (xuất khẩu đang chiếm tới 60% GDP). Nh−ng với Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh phải theo chính sách tỷ giá để
phục vụ cho xuất khẩu trong một nền kinh tế nhập siêu. Xuất phát từ đặc thù
của Việt Nam vẫn đang là một n−ớc nhập siêu, các doanh nghiệp trong n−ớc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về máy móc, trang thiết bị, công nghệ và quản lý cũng nh− về các loại hàng hoá trong n−ớc ch−a sản xuất đ−ợc, do vậy, để giữ đ−ợc mục tiêu tăng tr−ởng kinh tế cao và ổn định trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết và thực hiện chính sách định giá nội tệ cao (chính sách tỷ giá thấp) để tốc độ tăng tỷ giá danh nghĩa nhỏ hơn tốc độ tăng tỷ giá thực nhằm khuyến khích đầu t− trực tiếp, gián tiếp từ n−ớc ngoài (tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong n−ớc nhập khẩu vốn và nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, phục vụ cho sản xuất hàng hoá để xuất khẩu). Trong giai đoạn này, cần đẩy mạnh tự do hóa các giao dịch vãng lai, nới lỏng hơn các giao dịch vốn, để từng b−ớc biến VND thành đồng tiền chuyển đổi, khuyến khích các luồng kiều hối chuyển về n−ớc đồng thời điều chỉnh dần ph−ơng pháp xác định lạm phát theo thông lệ quốc tế, từ đó chủ động kiểm soát và giữ cho lạm phát ở mức ổn định làm cơ sở cho việc định h−ớng điều hành chính sách tỷ giá ở giai đoạn tiếp theo.
Khi nền kinh tế đã qua giai đoạn quá độ, trở thành một nền kinh tế thị tr−ờng đủ mạnh, dựa vào thực lực, ít phụ thuộc vào nhập khẩu và b−ớc đầu hội đủ các điều kiện cho một sự bứt phá về xuất khẩu sẽ thực hiện chính sách định giá nội tệ thấp hay phá giá nội tệ (chính sách tỷ giá cao) nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho các ngành sản xuất nội địa phục vụ xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế trong n−ớc, từng b−ớc cải thiện cán cân ngoại th−ơng và cán cân thanh toán, nâng cao dự trữ ngoại tệ, tập trung thanh toán nợ n−ớc ngoài.
Khi đã cơ bản đạt đ−ợc cân bằng bên ngoài, cần thực hiện quản lý chặt chẽ chính sách tài khoá, tiết giảm hợp lý chi tiêu của Chính phủ để hạ thấp mức lạm phát do hệ quả của việc định giá thấp nội tệ (phá giá nội tệ) tr−ớc đó nhằm đảm bảo đ−ợc sự cân bằng hợp lý giữa bên ngoài và bên trong. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc điều chỉnh biên độ tỷ giá cho phù hợp với cung - cầu trên thị tr−ờng, tiến tới thả nổi hoàn toàn tỷ giá nhằm đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Cần xác định một cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngoại tệ mạnh có nhiều quan hệ th−ơng mại và đầu t− với Việt Nam nh−: Euro, USD, JPY, NDT... để làm căn cứ cho việc ấn định tỷ giá đồng Việt Nam,
giảm bớt sức ép lên tỷ giá của VND với các ngoại tệ trong rổ đồng tiền và tạo điều kiện để Nhà n−ớc chủ động và linh hoạt trong việc bố trí có lợi nhất các ph−ơng tiện thanh toán quốc tế, cân đối cơ cấu các khoản nợ có liên quan tới các luồng dịch chuyển ngoại tệ từ th−ơng mại, kiều hối và đầu t− trực tiếp, vừa phân tán đ−ợc rủi ro về tỷ giá, giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD nhằm tăng tính ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
- Nh− đã phân tích trong ch−ơng II, đồng NDT tăng giá có thể gây ảnh h−ởng đến hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam. Hiện tại, các tài sản tài chính của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam đ−ợc định giá và nắm giữ bằng NDT là không đáng kể. NDT cũng ch−a nằm trong cơ cấu đồng tiền chủ yếu của đồng tiền dự trữ của Việt Nam. Tuy nhiên, cần có biện pháp chuẩn bị đối phó với sự tăng đột biến đồng NDT có thể xảy ra bất chấp những dự đoán hiện nay. Hơn nữa, Việt Nam cũng đang đối mặt với các vấn đề liên quan đến tài chính tiền tệ nói chung và tỷ giá nói riêng cần phải xử lý để ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, việc NDT lên giá là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái.
Xuất phát từ thực tiễn điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO đến nay, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nh− sau:
- Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái cần phải h−ớng đến thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất n−ớc, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, h−ớng tới phát triển kinh tế bền vững. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy chính sách tỷ giá luôn gắn liền với chính sách quản lý ngoai hối: Nhà n−ớc quản lý ngoại hối chặt chẽ, kết hợp với quản lý dự trữ ngoại hối và ngoại tệ của quốc gia để đảm bảo sử dụng các nguồn ngoại tệ có hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá và thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế trong các thời kỳ khác nhau.
- Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phải đảm bảo h−ớng đến mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách khuyến khích xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ. Một thành công lớn trong điều hành tỷ giá ở Trung Quốc là các biện pháp cải cách tỷ giá hối đoái đã tạo ra một cơ chế bảo vệ lợi ích cho nhà xuất khẩu.
- Đối với Trung Quốc, cải cách tỷ giá hối đoái là điều kiện tiên quyết để cải cách th−ơng mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế. Nếu không có cải cách tỷ giá hối đoái thì cải cách th−ơng mại sẽ không hiệu quả.
- Việc ổn định và nâng cao uy tín đồng tiền quốc gia sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà đầu t− trong và ngoài n−ớc đầu t− phát triển sản xuất