- Th−ơng mại Trung Quốc – ASEAN
2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc
và xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc tại một số thị tr−ờng chủ yếu giai đoạn 2001 – 2006
2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc Quốc
(1) Xuất khẩu
Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác th−ơng mại lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Liên hiệp quốc6, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2005 đạt 2,553 tỷ USD, đạt tốc độ tăng tr−ởng bình quân 20,5%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005 nh−ng lại giảm nhẹ trong năm 2006, xuống còn 2,486 tỷ USD. Tuy nhiên, số liệu thống kê từ năm 2001 đến nay cho thấy thâm hụt th−ơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng lớn. Thâm hụt th−ơng mại ngày càng tăng của Việt Nam với Trung Quốc cho thấy những bất lợi trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai n−ớc. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tạo (SICT 6 - SICT 8) chỉ chiếm 8 – 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong khi các sản phẩm nguyên liệu thô chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
So sánh cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với cơ cấu xuất khẩu của một số n−ớc ASEAN sang Trung Quốc cho thấy, ngoại trừ Inđônêxia còn dựa nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu, các sản phẩm công nghiệp (SITC 6 – SITC 8) chiếm tới 70% - 80% kim ngạch xuất khẩu của các n−ớc ASEAN khác sang thị tr−ờng Trung Quốc. Trong quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với các n−ớc lân cận, Việt Nam nhập siêu nhiều với Trung Quốc và với hầu hết các n−ớc ASEAN - 6 (ngoại trừ Philippin) trong khi hầu hết các n−ớc ASEAN xuất siêu sang Trung Quốc.
Có thể phân tích nguyên nhân của tình trạng này từ năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Trung Quốc có giá trị RCA thấp cho hầu hết khu vực nông nghiệp và khu vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên nh−ng có giá trị RCA cao cho những sản phẩm lắp ráp, cho hàng nội thất, hàng dệt may, hàng da giầy và phụ kiện. Philippin và Malaysia có năng lực cạnh tranh cao trong những ngành công nghiệp cao nh− linh kiện máy tính và hàng điện tử và đồ điện. Malayxia có lợi thế cạnh tranh cao về dầu cọ, cao su và một số sản phẩm gỗ, trong khi Thái Lan có lợi thế trong ngành nông nghiệp và một số ngành công nghiệp
6
Do có sự chênh lệnh khá lớn trong số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc, chúng tôi căn cứ vào số liệu của Cơ quan thống kê Liên hiệp quốc (UN Comtrade)
nhẹ. Ng−ợc lại, Việt Nam và Inđônêxia đ−ợc xem là hai n−ớc giàu tài nguyên và xuất khẩu phụ thuộc vào tài nguyên: nông nghiệp, hải sản và khoáng sản.
Nh− vậy sẽ hình thành hai xu h−ớng trao đổi th−ơng mại của các n−ớc ASEAN với Trung Quốc. Những n−ớc có khả năng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao (nh− Malaixia, Philippin và thấp hơn một chút là Thái Lan) có khả năng tăng xuất khẩu các sản phẩm này sang Trung Quốc. Trong khi những n−ớc chủ yếu dựa vào tài nguyên nh− Việt Nam và Inđônêxia sẽ trở thành những n−ớc cung cấp nguyên nhiên liệu cho Trung Quốc và nhập khẩu hàng công nghiệp. Quan hệ ngoại th−ơng giữa Việt Nam và Trung Quốc có đặc tính là sự phân công hàng dọc trong khi các n−ớc ASEAN khác phân công hàng ngang với thị tr−ờng Trung Quốc.
(2) Nhập khẩu
Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng mạnh từ năm 2001 với tốc độ tăng tr−ởng bình quân 28,6%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005 (so với tốc độ tăng bình quân 20,5%/năm của kim ngạch xuất khẩu) và tiếp tục tăng 32,2% trong năm 2006, lên 7,46 tỷ USD. Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã tăng từ 9,9% năm 2001 lên 16,8% năm 2006. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các loại nguyên liệu, hàng công nghiệp (SICT 5- SICT 8), tuy nhiên, đã có sự chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu từ nhóm sản phẩm hàng công nghiệp chế tạo (SICT 6) sang nhóm máy móc thiết bị (SICT 7) trong những năm qua.
Do những −u thế về nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ, Trung Quốc là nguồn cung ứng quan trọng của Việt Nam về các đầu vào cho sản xuất hàng công nghiệp. Hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất Việt Nam phải nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu từ Trung Quốc nên khi NDT tăng giá sẽ làm chi phí nhập khẩu tăng theo.