Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT huyện Thanh Bình (Trang 77 - 79)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Bảng 19: Nợ xấu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2007

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Hợp tác xã 0 0 0 0 - 0 - Hộ SXKD 588 417 3.583 -171 -29,08 3.166 759,23 Khác 639 699 470 60 9,39 -229 -32,76 Tổng nợ xấu 1.227 1.116 4.053 -111 -9,05 2.937 263,17

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp)

Qua số liệu ta thấy nợ xấu phát sinh khác nhau đối với các thành phần kinh tế khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với thành phần hợp tác xã, qua 3 năm hoạt động nợ xấu không xuất hiện đối với nhóm đối tượng này hay nói cách khác Ngân hàng không gặp rủi ro tín dụng khi đầu tư tín dụng vào đối tượng này. Nguyên nhân do đối tượng này có số lượng ít nên dễ quản lý, đồng thời họ có kế hoạch kinh doanh cụ thể nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, cộng thêm họ muốn giữ uy tín đối với Ngân hàng cũng như các khách hàng của mình để việc kinh doanh ngày càng thuận tiện hơn nên họ đã trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Có thể nói chất lượng tín dụng đối với thành phần hợp tác xã là rất tốt do đó Ngân hàng nên mở rộng quy mô tín dụng đối với thành phần kinh tế này.

Hộ sản xuất kinh doanh, đây là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Năm 2005, nợ xấu của hộ sản xuất kinh doanh là 588 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của Đơn vị. Nhận thấy được điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh nên Ngân hàng đã giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng chặt chẽ hơn, có kế hoạch xử lý kịp thời không để nợ xấu phát sinh, vì vậy mà trong năm 2006 nợ xấu đã giảm xuống đáng kể với số tiền là 417 triệu đồng, giảm 171 triệu đồng tức giảm 29,08% so với năm 2005. Năm 2007, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, số lượng hộ vay tăng lên khá nhiều, họ kinh doanh ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau, không có thu nhập ổn định, cộng thêm trình độ chuyên môn còn

yếu không có kinh nghiệm nên hoạt động kinh doanh không mấy khả quan. Đồng thời, một số hộ còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất vốn không có vốn trả cho Ngân hàng. Những nguyên nhân này đã làm cho nợ xấu tăng lên 3.583 triệu đồng, tăng thêm 3.166 triệu đồng với tốc độ tăng 759,23% so với năm 2006. Vì vây, trong thời gian tới Ngân hàng nên sàng lọc kỹ khách hàng ở nhóm đối tượng này trước khi ra quyết định cấp tín dụng để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho Đơn vị mình.

Thành phần kinh tế khác, khách hàng vay với mục đích chủ yếu là xây dựng, sửa chữa nhà, mua xe trả góp, tiêu dùng,… nên nợ xấu qua 3 năm biến động tăng giảm không đều. Năm 2005, nợ xấu ở thành phần này là 639 triệu đồng tăng lên 699 triệu đồng vào năm 2006 tức tăng 60 triệu đồng (9,39%) so với năm 2005. Sang năm 2007, nợ xấu giảm còn 470 triệu đồng tức giảm 229 triệu đồng (32,76%) so với năm 2006. Nguyên nhân do đối tượng này vay vốn Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu cải thiện cuộc sống cho nên nguồn vốn vay của họ không tạo ra thu nhập, dẫn đến thu nhập không ổn định rất dễ rủi ro và đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT huyện Thanh Bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w