0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Những nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH BÌNH (Trang 82 -85 )

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.1.2 Những nhân tố chủ quan

Nguồn vốn

Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội diễn biến phức tạp không ổn định như giá xăng dầu, giá vàng, các vật tư thiết yếu đều tăng đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và đời sống của người dân, chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát như tăng tỷ lệ bắt buộc, tiếp tục quản lý chặt tỷ lệ cho vay “huy động được vốn, có vốn mới cho vay”. Do đó để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng đòi hỏi hoạt động tín dụng của Ngân hàng phải đạt hiệu quả.

Những năm qua, nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng ngày càng tăng nhưng so với các Ngân hàng khác trên cùng đại bàn thì nó vẫn còn ở mức thấp. Bình quân nguồn vốn huy động chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn

tín dụng do đó chưa chủ động trong kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tạm ứng, vốn điều hòa của Ngân hàng cấp trên.

Hình thức tín dụng

Hiện nay các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng còn rất hạn chế chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn theo mục đích dự án, bảo lãnh,… Do đó có nhiều trường hợp khách hàng đến đề nghị xin vay vốn nhưng không được đáp ứng phải ra về, và tìm đến Ngân hàng khác có đủ điều kiện để vay vốn, điều này đã làm cho Ngân hàng mất không ít khách hàng đồng thời ảnh hưởng đến quy mô tín dụng cũng như uy tín của Ngân hàng. Vì vậy, để tăng doanh số cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng, Ngân hàng phải không ngừng đa dạng các hình thức cho vay. Việc đa dạng các hình thức cho vay không chỉ giúp Ngân hàng thu hút thêm được nhiều khách hàng mà còn duy trì và giữ chân được các khách hàng hiện có.

Phong cách phục vụ

Ngân hàng là một công ty có quan hệ công cộng, quan hệ với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Khách hàng đến Ngân hàng giao dịch đều tiếp xúc trực tiếp với cán bộ nhân viên, từ nhân viên bảo vệ đến nhân viên nghiệp vụ. Nếu phong cách phục vụ của nhân viên Ngân hàng không tốt, không làm hài lòng khách hàng sẽ dẫn đến tình trạng mất khách có thể nói Ngân hàng sẽ mất tất cả nếu không lôi kéo được khách hàng. Do vậy, nhân tố này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng mà còn quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng. Do đó, phong cách phục vụ của nhân viên Ngân hàng phải vui vẻ, hòa đồng, tận tình hướng dẫn khách hàng, cải tiến thời gian giao dịch thuận lợi cho khách hàng không để họ chờ lâu, phong cách văn minh lịch sự. Đặc biệt quan tâm đến những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống tạo mối quan hệ tốt với họ, để họ tiếp tục quan hệ với Ngân hàng đồng thời có thể giới thiệu khách hàng mới cho mình.

Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là một công cụ quan trọng giúp Ngân hàng quản lý tốt hoạt động tín dụng của mình đồng thời kích thích tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác theo hướng tích cực. Do vậy nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những khách hàng có nhu cầu vốn vay lớn, bởi lẽ sự chênh lệch lãi suất rất nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí nên họ rất thận trọng trong việc lựa chọn

Ngân hàng để giao dịch. Đó cũng là lý do tại sao các Ngân hàng hiện nay chạy đua về lãi suất để lôi kéo khách hàng, tình trạng cạnh tranh rất gay gắt. Do đó để hoạt động tín dụng ngày một hiệu quả hơn Ngân hàng cần có chính sách lãi suất thật phù hợp đối với từng khoản vay khác nhau để đáp ứng triệt để nhu cầu của khách hàng.

Đối tượng và lĩnh vực cho vay

NHNO & PTNT huyện Thanh Bình hoạt động trên địa bàn gồm 12 xã và 1 thị trấn với hơn 80% người dân sống bằng nghề nông. Do đó, từ khi đi vào hoạt động định hướng của ngành đã xác định “Nông thôn là thị trường chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư”, định hướng này hoàn toàn đúng đắn vì nó phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, điều kiện sản xuất của người dân nên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn đạt kết quả tốt và lợi nhuận luôn tăng. Hiện nay, khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là nông dân mà đặc biệt là hộ sản xuất kinh doanh cá thể đây là đối tượng kinh doanh nhỏ, lẽ phụ thuộc nhiều vào thời tiết, rủi ro trong sản xuất cũng rất cao vì vậy chi nhánh cần phân tích kỹ đối tượng này trước khi cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên mở rộng đầu tư đến các đối tượng khác như: hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức ngành nghề khác để tạo thêm cơ hội kinh doanh cho người dân đồng thời cũng kiếm thêm thu nhập cho đơn vị.

Chỉ tiêu đề ra đối với cán bộ tín dụng

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, hàng quý, năm Ngân hàng luôn đề ra kế hoạch để phấn đấu và thực hiện. Để đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Ngân hàng đã tiến hành phổ biến kế hoạch đến từng nhân viên trong đơn vị, trong đó có cán bộ tín dụng, kế hoạch cụ thể của từng cán bộ tín dụng là phải đạt các chỉ tiêu để ra (con số cụ thể) về doanh số cho vay, doanh số thu nợ. Cho nên các chỉ tiêu đề ra không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Trong thời gian qua, các chỉ tiêu mà Ban lãnh đạo đề ra cho cán bộ tín dụng là tương đối hợp lý, nó đã góp phần mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH BÌNH (Trang 82 -85 )

×