0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH BÌNH (Trang 86 -87 )

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.2.3 Nguyên nhân khách quan

Tình hình kinh tế - xã hội diễn biến phức tạp không ổn định, giá nông sản gần đây luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho nông dân và người sản xuất, đã ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và đời sống nhân dân.

Thời tiết thay đổi bất thường cộng thêm tình hình dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh lỡ mòm long móng ở gia súc và bệnh cúm trên gia cầm, đã gây thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng sản phẩm nông nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân nên việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng bi hạn chế.

Kinh tế địa phương còn chậm phát triển, thu nhập người dân thấp, trình độ dân trí còn hạn chế người dân chưa am hiểu nhiều về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Cơ chế phân loại nợ hiện tại theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng. Điều này đã giúp Ngân hàng quản lý rủi ro chặt chẽ hơn đối với các cam kết

ngoại bảng và tăng độ an toàn cho hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, theo quyết định này Ngân hàng phải phân loại nợ theo 5 nhóm, trong đó nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 5 là nợ xấu nhất và có khả năng mất vốn, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Điều này đã làm các Ngân hàng phải lo lắng, bởi cách phân loại nợ này gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế và có nhiều khả năng tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên đáng kể. Đó cũng là lý do tại sao tỷ lệ nợ xấu năm 2007 tại Chi nhánh tăng lên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH BÌNH (Trang 86 -87 )

×