Đối với NHNO & PTNT huyện Thanh Bình

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT huyện Thanh Bình (Trang 96 - 97)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

6.2.1 Đối với NHNO & PTNT huyện Thanh Bình

− Cũng cố và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua như: lợi nhuận, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và vốn huy động ngày càng nâng cao.

− Trước mắt là cần phải bám sát kế hoạch đã đề ra trong năm 2008 để hoạt động kinh doanh đạt mục tiêu mong muốn.

− Tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý.

− Mở rộng mạng lưới kinh doanh tranh thủ phát triển dịch vụ ngân hàng tại các khu vực có tiềm năng.

− Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng để tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

− Tăng cuờng và mở rộng các biện pháp tuyên truyền và quảng cáo trên các báo đài, tổ chức các cuộc hội nghị đối thoại trực tiếp với khách hàng để giới thiệu quy chế cho vay và sản phẩm dịch vụ mới. Đặt tờ bướm trước quầy giao dịch để khách hàng tiện theo dõi.

− Trong khâu kiểm tra, thẩm định hồ sơ của khách hàng vay tiền phải tiến hành một cách cẩn thận và chính xác nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng tới mức thấp nhất.

− Trước, trong và sau khi cho vay ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo nợ vay đánh giá mức độ hao mòn để có biện pháp xử lý kịp thời khi tài sản mất giá hạn chế rủi ro có thể xảy ra. − Ngân hàng cần có chính sách phân công khối lượng công việc cho cán bộ

tín dụng phù hợp, tránh tình trạng quá tải, vì địa bàn quản lý quá rộng gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc giám sát, theo dõi, đánh giá khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT huyện Thanh Bình (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w