Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT huyện Thanh Bình (Trang 81 - 82)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.1.1Những yếu tố khách quan

Môi trường cạnh tranh

Đầu năm 2007, toàn tỉnh Đồng Tháp hân hoan chào đón sự kiện Thị xã Cao Lãnh được công nhân là Thành phố Cao Lãnh trực thuộc Tỉnh. Sự kiện này đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Tỉnh nhà cũng như nhiều doanh nghiệp được thành lập, nhiều nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất,… nên nhu cầu vốn là rất cao. Chính đều này đã thúc đẩy các Ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, thực hiện nhiều chính sách hấp dẫn thu hút khách hàng đến gửi tiền và quan hệ tín dụng với Ngân hàng mình.

Hiện nay trên địa bàn ngày càng có nhiều Ngân hàng thương mại đang hoạt động cạnh tranh gay gắt, cùng chung mục tiêu huy động vốn và cho vay. Do đó, NHNO & PTNT huyện Thanh Bình không chỉ cạnh tranh với các Ngân hàng đã tồn tại trước đây như phòng giao dịch Ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương,… mà trong những năm tiếp theo còn phải cạnh tranh với các chi nhánh Ngân hàng cổ phần đã và đang được xây dựng như Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Quốc tế (VIBank),… Đặc biệt các Ngân hàng này rất có kinh nghiệm trong việc quảng bá thương hiệu, áp dụng các chính sách về lãi suất huy động, lãi suất cho vay hết sức hấp dẫn nhằm lôi kéo khách hàng.

Chính sách kinh tế - xã hội

Đây là nhân tố tác động lớn đến hoạt động của Ngân hàng, bởi lẽ chính sách thông thoáng thì kinh tế mới có điều kiện phát triển. Trong những năm qua, tình hình kinh tế huyện Thanh bình còn những tồn tại đáng chú ý trên một số vấn đề sau:

− Việc xác định cơ cấu kinh tế chưa phù hợp nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa theo hướng tích cực, sản xuất công nghiệp các năm nay không thể phát triển, tốc độ tăng trưởng bị chựng lại, đầu tư đạt hiệu quả chưa cao, phát huy nội lực còn hạn chế.

− Sản xuất nông nghiệp có phát triển, nhưng thiếu định hướng, chưa quy hoạch vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn nhằm đẩy mạnh dần công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

− Hoạt động dịch vụ gặp nhiều khó khăn chủ yếu do thiếu đầu tư và một chiến lược phát triển lâu dài toàn diện.

− Hoạt động đầu tư cơ bản dàn trải, chưa xác định dự án nào cần, không cần để thu hút vốn đầu tư, hợp tác đầu tư.

Trong tình này, hoạt động NHNO & PTNT huyện Thanh Bình gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách của Nhà nước, của ngành chưa đồng bộ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNO & PTNT huyện Thanh Bình (Trang 81 - 82)