Các chương trình phục vụ công tác quản lý điều hành

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MẠNG RIÊNG ẢO VÀ ỨNG DỤNG CHO KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH (Trang 68 - 70)

ỨNG DỤNG VPN CHO KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH

5.3.2. Các chương trình phục vụ công tác quản lý điều hành

Các chương trình phần mềm được xây dựng hỗ trợ công tác quản lý điều hành của tỉnh có rất nhiều, có chương trình đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, có chương trình đang nằm trong kế hoạch thiết kế, triển khai. Nói chung nếu các phần mềm tin học được

khai thác, sử dụng một cách triệt để sẽ giúp cho công việc phức tạp được thực thi một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Vậy xét về xu hướng và lợi ích lâu dài không có lý do gì chúng ta không sử dụng chúng vào tác nghiệp, tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy phần lớn các chương trình dù rất hay, rất đa năng nhưng người sử dụng không mấy mặn mà. Họ vẫn thích làm theo thói quen cũ dù biết cách này là vất vả, thủ công và mất nhiều thời gian. Chẳng hạn như chương trình Quản lý văn bản và hồ sơ công việc, ở rất nhiều cơ quan HCSN khi đưa vào dùng thử đều bỏ dở vì lãnh đạo không quyết tâm, cán bộ, chuyên viên ngại dùng máy tính, văn thư vẫn thích dùng máy photocopy hơn máy quét.

Vậy việc ứng dụng các chương trình phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo tỉnh khi đưa vào cần phải có lộ trình, triển khai triệt để từng chương trình một, thường xuyên tổ chức đánh giá, nâng cấp các chương trình. Đểlãnh đạo, cán bộ, chuyên viên của tỉnh có thói quen làm việc trên máy tính, trước hết cần triển khai các chương trình có giao diện web, ở dạng trang tin hoạt động của tỉnh (gần với thói quen đọc báo điện tử hàng ngày trên Internet). Phần tin tức này cần phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, đa dạng và phải dễ thao tác.

Sau đó các chương trình hỗ trợ báo cáo điện tử phải được triển khai đồng bộ. Dữ liệu báo cáo được cập nhật từ các sở, ban, ngành của tỉnh qua mạng IPSec VPN theo thời gian quy định. Các số liệu được đưa vào cơ sở dữ liệu dùng chung và bất cứ khi nào lãnh đạo, chuyên viên có thể xem được các thông tin báo cáo qua trình duyệt web.

Các công việc, kế hoạch hàng ngày cũng cần phải có chương trình phần mềm xử lý. Khai thác các phần mềm lập lịch công tác, đăng ký phòng họp, đăng ký sử dụng xe, …

Sau đó từng bước đưa các dịch vụ công vào khai thác qua mạng IPSec VPN tại các sở, ban, ngành, các điểm tiếp công dân, phòng giải quyết hành chính một cửa. Các chương trình phần mềm hỗ trợ các dịch vụ công sau đây nên từng bước đưa vào sử dụng: + Cung cấp thông tin về các loại hồ sơ, thủ tục và giải quyết đơn thư khiếu nại - Thanh tra tỉnh chủ trì, các sở, ban, ngành khác phối hợp.

+ Cấp giấy phép và quản lý kinh doanh ngành nghề - Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Cung cấp thông tin và giải quyết các vấn đề lao động và chính sách xã hội - Sở Lao động và Thương binh xã hội.

+ Quản lý quy hoạch đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép khai thác tài nguyên - Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Quản lý CSDL về công chức, viên chức - Sở Nội vụ

+ Quản lý quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng cơ bản - Sở Xây dựng

+ Chương trình quản lý sáng kiến và sở hữu trí tuệ - Sở Khoa học và Công nghệ + Chương trình hỏi đáp thông tin số máy điện thoại chung của tất cả các doanh nghiệp - Sở Thông tin và Truyền thông.

+ Quản lý vốn ngân sách - Sở Tài chính

+ Quản lý các chỉ tiêu con nuôi, giống cây trồng - Sở Nông nghiệp và PTNT. + Quản lý các khu du lịch và dịch vụ - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch + Quản lý các mặt hàng hội trợ, các dịch vụ khuyến công - Sở Công thương.

………

Ngoài ra cũng nên khuyến khích đội ngũ những người làm công tác IT của tỉnh xây dựng các chương trình phần mềm tiện ích phục vụ, giải quyết các vấn đề cụ thể tại cơ quan, đơn vị của mình như các chương trình quản lý nhân sự, quản lý tiền lương, quản lý vật tư thiết bị. Năm 2007 học viên cũng đã xây dựng chương trình "Quản lý máy tính chạy trên môi trường web" hiện đang được triển khai, áp dụng thành công tại nhiều sở, ban, ngành của tỉnh. Chương trình này rất phù hợp cho công tác quản lý đến cấu hình chi tiết của từng máy tính trong khối cơ quan HCSN của tỉnh. Chương trình chạy trên môi trường web nên rất dễ triển khai: Chỉ cần cài đặt chương trình tại một server của Trung tâm Tích hợp dữ liệu, ở tất cả các remote sites của mạng IPSec VPN, quản trị mạng của đơn vị chỉ cần thao tác trên web browser để cập nhật cấu hình máy tính của đơn vị mình. Các thay đổi về cấu hình máy tính tại các đơn vị được cập nhật vào CSDL chung giúp cho người quản trị mạng của TTTHDL có thể quản lý được máy tính trong toàn mạng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MẠNG RIÊNG ẢO VÀ ỨNG DỤNG CHO KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w