Lựa chọn nhà cung cấp đường truyền

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MẠNG RIÊNG ẢO VÀ ỨNG DỤNG CHO KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH (Trang 56 - 57)

ỨNG DỤNG VPN CHO KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH

5.2.1. Lựa chọn nhà cung cấp đường truyền

Như đã trình bày ở mục 5.1.1, đường truyền dùng cho kết nối mạng VPN ở đây là đường truyền Internet băng thông rộng ADSL. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 6 Chi nhánh doanh nghiệp viễn thông nhưng mới chỉ 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này là Công ty Viễn thông Ninh Bình và Chi nhánh Viễn thông Quân đội Ninh Bình (Trung tâm Viễn thông - CNTT Điện lực Ninh Bình cũng có cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng nhưng là qua đường truyền hình cáp chứ không phải đường ADSL).

Công ty Viễn thông Ninh Bình có trang bị POP (Dùng cho kết nối 126x cũ), DSLAM-Hub kết nối Internet với VDC dung lượng 01 luồng STM-1 (155 Mbps), ngoài ra còn có DSLAM-Hub kết nối đường truyền STM-4 (622Mbps) với BRAS tỉnh Nam Định, sắp tới có thể được trang bị BRAS độc lập tại Ninh Bình. Công ty Viễn thông đã triển khai lắp đặt cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL cho 20 sites trên địa

bàn toàn tỉnh với dung lượng lắp đặt 4.500 ports. Sắp tới 21 sites nữa sẽ được triển khai lắp đặt nâng tổng dung lượng mạng Internet băng thông rộng lên 9.000 ports.

Chi nhánh Viễn thông Quân đội Ninh Bình mới triển khai cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng từ cuối năm 2005 nên mới chỉ lắp đặt 11 DSLAM tại các Trung tâm huyện, thị của tỉnh với tổng dung lượng là 910 ports.

Như vậy trong hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này thì Công ty Viễn thông Ninh Bình tỏ ra vượt trội về năng lực thiết bị, kinh nghiệm triển khai, do đó học viên đề xuất chọn đơn vị cung cấp đường truyền ADSL dùng cho kết nối mạng riêng ảo này là Công ty Viễn thông Ninh Bình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MẠNG RIÊNG ẢO VÀ ỨNG DỤNG CHO KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH (Trang 56 - 57)