Tổng quan mạng lưới công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MẠNG RIÊNG ẢO VÀ ỨNG DỤNG CHO KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH (Trang 32 - 33)

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CNTT TẠI KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH

4.1.1.Tổng quan mạng lưới công nghệ thông tin

Mạng lưới công nghệ thông tin mà trước hết là tin học hoá quản lý hành chính nhà nước tại tỉnh Ninh Bình đã bước đầu đạt được một số kết quả.

Các cơ quan Đảng tỉnh Ninh Bình đã được xây dựng mạng lưới công nghệ thông tin (CNTT) phù hợp, đáp ứng được nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho việc tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng. Hoàn thành việc nối mạng diện rộng với trung ương và từ tỉnh đến các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ khối cơ quan tỉnh. Trong đó cơ quan tỉnh uỷ, mỗi huyện, thị, thành uỷ đều xây dựng được một hệ thống mạng LAN, kết nối với mạng diện rộng của Đảng, khai thác có hiệu quả các hệ thống thông tin.

Đến tháng 8/2008, hạ tầng CNTT được trang bị bằng nguồn vốn Đề án 47 và 06 cụ thể như sau: Máy chủ 31 bộ; máy trạm 228 bộ (trong tổng số 282 máy từ tất cả các nguồn); máy tính xách tay 15 chiếc; máy in các loại 104 chiếc; UPS các loại 242 chiếc; máy quét 3 chiếc; máy chiếu 1 chiếc, máy quay camera kỹ thuật số 1 chiếc; các thiết bị mạng: Router 01 cái; Switch 17 cái; Modem 26 cái, bộ giao tiếp đa cổng 1 bộ, ...

Các Ban của Đảng và 8/8 huyện, thành, thị uỷ đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mạng LAN. Các máy tính đều được nối mạng để khai thác hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp dùng chung cho các cơ quan Đảng và kết nối Internet để khai thác thông tin phục vụ công việc. Hạ tầng CNTT trong các cơ quan đảng đã cơ bản được xây dựng phù hợp với mục tiêu. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu trước mắt cho việc ứng dụng tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng, chưa trang bị đủ máy tính cho cán bộ,

chuyên viên làm việc. Cấp tỉnh mới có bình quân 2 chuyên viên/1 máy, cấp huyện, thị và thành ủy có bình quân 17 máy/1 đơn vị (theo yêu cầu của dự án 1 máy/1 chuyên viên). Chưa trang bị được máy tính đến các Đảng uỷ xã, phường, thị trấn trong tỉnh (Ở một số đơn vị Đảng ủy cơ sở cũng có máy tính tự trang bị nhưng số lượng không nhiều).

Trong khối các cơ quan quản lý nhà nước: Hoàn thành xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, tuân thủ định hướng công nghệ, kiến trúc hệ thống. Các thiết bị đều được đưa vào sử dụng bước đầu phát huy hiệu quả đầu tư. Đến nay có 15 máy chủ đang hoạt động 24/7 với các chức năng đã được xác định như Web, Email, LDAP, DNS, DHCP, Firewall, ba phần mềm dùng chung. Đã đầu tư trang thiết bị và lắp đặt mạng LAN tại 30/31 đơn vị (8 huyện, thị, thành phố và 22 Sở, Ban, Ngành), đạt tỉ lệ 50% số cán bộ, công chức, viên chức có máy tính làm việc, nhiều đơn vị có mạng LAN hoàn chỉnh, gần 70% cán bộ công chức làm việc trên mạng.

Cơ sở hạ tầng CNTT tại doanh nghiệp: Tổng số doanh nghiệp các loại của tỉnh Ninh Bình là 1.250, trong đó có 75 doanh nghiệp kinh doanh CNTT (chiếm 6%). Một số doanh nghiệp đã xây dựng được mạng máy tính nội bộ và có kết nối Internet. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng CNTT của các doanh nghiệp tại Ninh Bình còn thấp. Các doanh nghiệp có mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng chiếm tỷ lệ ít; chưa chú ý đến việc ứng dụng CNTT trong điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh.

Công nghiệp phần cứng, phần mềm của tỉnh Ninh Bình chưa phát triển mạnh. Tính đến 8/2008, toàn tỉnh có 74 doanh nghiệp phần cứng và 1 doanh nghiệp phần mềm trong tổng số 75 doanh nghiệp kinh doanh CNTT. Tổng doanh số năm 2007 của các doanh nghiệp kinh doanh CNTT ước đạt 27,6 tỷ đồng.

Toàn tỉnh mới có 3.442 thuê bao Internet, trong đó có 3.083 thuê bao ADSL, 9 thuê bao leased line, còn lại sử dụng công nghệ cũ Dial Up.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MẠNG RIÊNG ẢO VÀ ỨNG DỤNG CHO KHỐI CƠ QUAN HCSN TỈNH NINH BÌNH (Trang 32 - 33)