Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dệt kim Thăng Long (Trang 63 - 66)

Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long

3.1.2. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long

tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long

Công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty tất nhiên đều mang những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại của công tác kế toán nói chung như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn nữa về đặc điểm và phương thức tổ chức hạch toán của phần hành kế toán này em xin trình bày những nội dung cụ thể về ưu nhược điểm như sau:

 Những ưu điểm:

Nhìn chung công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý sản xuất và tiêu thụ của đơn vị. Kế toán đã phản ánh ghi chép đầy đủ tình hình xuất bán, thanh toán tiền hàng, hàng tồn kho, đồng thời theo dõi rất chi tiết doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng cùng các khoản giảm trừ doanh thu. Việc xác định kết quả tiêu thụ cuối cùng cho từng mặt hàng qua bảng chi tiết tiêu thụ năm là rất cần thiết để đưa ra quyết định sản xuất trong tương lai. Do đó việc cung cấp số liệu giúp cho công tác quản lý đã đạt được những kết quả nhất định phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị.

Là một doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng với chủng loại quy cách khác nhau, đồng thời khách hàng cũng rất phong phú đa dạng nên công việc của các kế toán đảm nhiệm phần hành này là rất lớn. Tuy vậy kế toán tiêu thụ thành phẩm đã đảm bảo sự theo dõi khá chi tiết và chính xác tình hình nhập xuất tồn cũng như doanh thu, lãi lỗ của từng mặt hàng, và theo dõi chi tiết tình hình thanh

SVTH: Vũ Thị Hải Lớp Kế toán tổng hợp 46D

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái

toán với từng khách hàng. Điều này chứng tỏ sự phân công khoa học hợp lý của bộ máy kế toán và nỗ lực của cá nhân kế toán viên là rất lớn.

 Những nhược điểm cần khắc phục

• Về hệ thống tài khoản sử dụng:

Mặc dù đã sử dụng hầu hết các tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành nhưng tại Công ty lại không sử dụng TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán, là một doanh nghiệp thực hiện cả khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường việc hạch toán giá vốn hàng xuất bán là rất quan trọng và cần thiết phải có một tài khoản riêng để theo dõi.

Ngoài ra trong hạch toán các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán không mở tài khoản cấp 2 của các TK 641, TK 642 để phản ánh các loại chi phí này nên làm cho việc theo dõi cũng gặp khó khăn. Trong theo dõi hàng nhận gia công kế toán cũng không mở TK 002- Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công.

• Về phương pháp tính giá vốn của hàng xuất kho:

Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dữ trữ để tính giá thành phẩm xuất kho. Theo phương pháp này thì đến cuối kỳ khi tính ra giá đơn vị bình quân thì chỉ tiêu giá trị mới được bổ sung, còn trong kỳ chỉ theo dõi về mặt số lượng. Như thế việc cung cấp thông tin kịp thời cũng gặp khó khăn và công việc dồn vào cuối quý nên có thể xảy ra sai sót.

• Về việc phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà:

Kế toán đã sử dụng TK 511 để phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà theo định khoản:

Nợ TK 111, 112

SVTH: Vũ Thị Hải Lớp Kế toán tổng hợp 46D

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái

Có TK 511

Việc sử dụng TK 511 để phản ánh nghiệp vụ này là không chính xác. Nội dung của TK 511 là phản ánh doanh thu bán hàng chứ không phản ánh hoạt động cho thuê tài sản. Vì vậy hạch toán như trên có thể gây nhầm lẫn trong việc xác định doanh thu tiêu thụ.

• Về hạch toán ngoại tệ từ doanh thu xuất khẩu

Khi khách hàng thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ cho công ty qua tài khoản tiền gửi ngân hàng, nhận được giấy báo có của ngân hàng kế toán chỉ tiến hành ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 112

Có TK 131

Mà không tiến hành theo dõi gốc nguyên tệ, gốc nguyên tệ chỉ được theo dõi trên hoá đơn chứng từ. Điều này là chưa phù hợp với quy định hiện nay.

• Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi

Hiện nay Công ty chưa lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi vì có thể do khách hàng của Công ty hầu hết là các khách hàng truyền thống có quan hệ mua bán với Công ty trong nhiều năm. Tuy nhiên các khoản phải thu cũng có thể gặp phải những rủi ro nhất định. Có những khách hàng sau khi mua hàng với khối lượng lớn đã không có khả năng thanh toán. Việc không lập dự phòng cho các khoản phải thu khách hàng đôi khi làm cho Công ty không chủ động được về mặt tài chính, đồng thời không tận dụng được những lợi ích trên phương diện thuế, vì dự phòng được tính vào khoản chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

SVTH: Vũ Thị Hải Lớp Kế toán tổng hợp 46D

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: PGS.TS Phạm Thị Gái

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dệt kim Thăng Long (Trang 63 - 66)