Đặc điểm, phân loại của TSCĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ (Trang 26 - 27)

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty phải có các nguồn lực kinh tế như: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. TSCĐ trong Công ty là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọng cao trong tổng Tài sản dài hạn, phản ánh nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và thời gian sử dụng dài. Do TSCĐ trong Công ty có nhiều loại nên để tiện cho việc hạch toán và quản lý, TSCĐ của Công ty được phân chia theo các tiêu thức sau:

- Theo nguồn hình thành, TSCĐ của Công ty được đầu tư và quản lý theo các nguồn sau:

+ Nguồn vốn ngân sách + Nguồn vốn tự có

Bảng 3.1: Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành

Đơn vị tính: VNĐ

Nguồn hình thành Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại 1. Nguồn vốn tự có 2. Nguồn vốn Ngân sách 95.125.324.175 39.495.020.664 60.014.103.054 35.643.262.530 35.111.221.121 3.851.758.134 Tổng cộng 134.620.344.839 95.657.365.584 38.962.979.255 Nguồn BCTC năm 2007

- Phân loại theo hình thái biểu hiện, TSCĐ của Công ty bao gồm nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý,… Đây là sự phân chia có tính chất đặc thù của Công ty.

Bảng3. 2: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Đơn vị tính: VNĐ TSCĐ HH Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại 1. Nhà cửa vật kiến trúc 95.145.945.320 65.075.976.102 30.079.969.218

2. Máy móc thiết bị

3. Phương tiện vận tải truyền dẫn 4. Thiết bị văn phòng quản lý 19.025.379.711 14.521.437.044 5.927.591.764 9.746.321.054 6.961.154.123 1.873.914.305 9.279.058.657 7.560.282.921 4.053.577.359 Tổng cộng 134.620.344.839 95.657.365.584 38.962.979.255

Theo nguồn BCTC năm 2007

Mặc dù việc phân loại TSCĐ được chia thành nhiều nhóm khác nhau, với những đặc trưng khác nhau nhưng trong công tác quản lý TSCĐ được theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ cụ thể và riêng biệt.

Như chúng ta đã xem xét ở phần trước, sản lượng nước sạch của Công ty TNHH NN 1TV Cấp nước Phú Thọ ngày một tăng cao. Do đó việc đầu tư thêm TSCĐ để nâng cao sản lượng nước sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước của toàn tỉnh là điều dễ hiểu. Điều này, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong công tác đầu tư cải tạo TSCĐ nói chung và hệ thống mạng lưới cấp thoát nước nói riêng tại Công ty trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ (Trang 26 - 27)